Dưới đây là hình ảnh về 7 trong số những động vật to lớn nhất trên địa cầu từ thời tiền sử tới nay. Một loài đã tuyệt chủng từ lâu, còn vài loài khác đang phải vật lộn để tồn tại.
Mực ống Architeuthis: Một nhóm chuyên gia của Bảo tàng Khoa học quốc gia của Nhật Bản đã chụp được ảnh của một con mực ống dài khoảng 8 mét ở độ sâu gần 1.000 mét ở quần đảo Bonin của Nhật. Trước kia người ta cho rằng đây là một con vật thần thoại.
Gấu trắng Bắc cực: Loài lớn nhất trong họ nhà gấu và cũng là loài thú ăn thịt lớn nhất trên đất liền. Con đực có khối lượng 400-600 kg. Nhiều con có thể đạt tới khối lượng 800 kg. Con cái chỉ bằng một nửa so với con đực và có trọng lượng trung bình 200- 300 kg. Tình trạng ấm lên toàn cầu khiến môi trường sống của gấu Bắc cực thu hẹp dần và các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng có thể tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
Voi ma mút: Loài voi động vật thời tiền sử này đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10 nghìn năm.
Cá mập trắng khổng lồ: Loài cá ăn mồi lớn nhất trên hành tinh đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học không biết chính xác còn bao nhiêu con cá mập còn sống, nhưng họ đang tìm hiểu thói quen di cư của chúng để phục vụ công tác bảo tồn.
Tê giác: Người ta từng phát hiện một con tê giác trắng có trọng lượng tới 2.270 kg. Chiếc sừng của tê giác khiến chúng trở thành mục tiêu săn đuổi của bọn săn trộm. Môi trường sống của tê giác cũng đang bị thu hẹp bởi nạn phá rừng.
Hà mã: Là động vật có vú nặng thứ hai trên Trái đất. Hà mã xuất hiện nhiều nhất ở Congo, song số lượng của chúng ở đây chưa tới 900 con. Các nhà khoa học dự đoán chúng sẽ tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
Rùa biển: Một con rùa biển có thể nặng tới 90 kg hoặc hơn. Tuổi thọ của chúng có thể đạt tới 200 năm. rùa biển là loài sinh vật cổ xưa, đã sống qua hàng triệu năm, rất lâu trước khi con người bắt đầu hình thành và sinh sống trên hành tinh.