Ảnh chụp qua kính hiển vi là một cuộc thi nhiếp ảnh do Nikon tài trợ tổ chức hằng năm. Sự hiếu kì, say mê và cảm hứng của các nhiếp ảnh gia đã mang lại cho độc giả những tấm ảnh sinh động về thế giới vi mô.
Vị trí thứ nhất: “Tượng dương vật”
Bức ảnh về tế bào sinh sản đực của cây mù tạt được phóng lớn 20 lần dưới kính hiển vi. Bức ảnh đã giành vị trí quán quân trong cuộc thi ảnh qua kính hiển vi năm 2009 (2009 Small World Photomicrography Competition).
Arabidopsis thaliana là thực vật đầu tiên có bộ gen được sắp xếp hoàn chỉnh và thường được dùng như một mẫu trong nghiên cứu khoa học.
Lần này, vẻ đẹp nghệ thuật bất ngờ của bộ gen đã thôi thúc nhà thực vật học Heiti Paves (Đại học Công nghệ Estonia) chụp lại và gửi nó dự thi.
Cuộc thi chụp ảnh qua kính hiển vi do Nikon tài trợ đã có truyền thống 35 năm. Cuộc thi được tổ chức hằng năm nhằm trưng bày “vẻ đẹp và bản chất phức tạp của sự sống được nhìn qua ánh sáng kính hiển vi”.
Vị trí thứ nhì: Cuống hoa
Bức ảnh về một lát cắt mỏng của cuống hoa Sonchus asper – một loài hoa dại màu vàng thường mọc ở đất nông trại – đã giành vị trí á quân của cuộc thi ảnh qua kính hiển vi năm 2009.
Gerd A.Guenther, nhiếp ảnh gia kiêm chủ nông trại ở Dusseldorf, cho biết sự tương phản nổi bật giữa hai chóp đỏ trên lông thực vật và phần cuống màu xanh, trắng đã khiến anh xúc động.
Thực vật đã được phóng lớn 150 lần, mang đến một cái nhìn mới mẻ về những điều kì diệu của thiên nhiên.
Vị trí thứ ba: Lớp cản quang tuyệt mĩ
Lớp cản quang là một vật liệu nhạy sáng được dùng trong các quy trình công nghiệp. Bức ảnh được phóng lớn 200 lần.
Người giành được giải ba này là Barrios-Perez, ông làm việc tại Viện Khoa học Cấu trúc Vi mô của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada.
Ông cho biết lớp cản quang với những nếp nhăn trông giống Mặt trời ấm áp tỏa xuống Trái đất.
Vị trí thứ tư: Buồng trứng xoắn ốc
Bức ảnh đoạt giải tư thể hiện noãn bào đang phát triển hay những tế bào trứng chưa được thụ tinh xếp theo hình xoắn ốc trong buồng trứng cá tì bà. Vách ngăn của buồng trứng được thể hiện bằng những mảng màu đen.
Bức ảnh được chụp bởi James E. Hayden, thuộc Viện Wistar ở Philadelphia. Ông cho biết mặc dù là một sản phẩm nghệ thuật nhưng bức ảnh có thể được dùng để minh họa cho cấu trúc buồng trứng và những tế bào trứng.
Vị trí thứ năm: Ngôi sao dễ thương
Một chú sao biển nhỏ và đói mở rộng chiếc miệng là những ống trong suốt nơi chân để túm chặt miếng mồi.
Nhà sinh vật hải dương Bruno Vellutini của Đại học Sao Paulo Brazil nói về bức ảnh chú sao biển được phóng đại 40 lần của mình.
Vellutini gửi bức ảnh dự thi vì ông thích sự tương phản màu sắc và cảm giác di động gợi lên từ những ống chân.
Vị trí thứ sáu: Những vảy cá
Havi Sarfaty, bác sĩ thú y, chụp bất cứ thứ gì gợi nên sự tò mò trong ông. Những chiếc vảy của cá đĩa được phóng lớn 20 lần dưới kính hiển vi này đã xếp hạng 6/10 trong cuộc thi.
Sarfaty cho biết, bức ảnh hiển vi hé mở cấu trúc và những màu sắc tuyệt đẹp của vảy cá.
Vị trí thứ bảy: Những sợi tóc
Người chụp bức ảnh này là Shirley Owens, cựu thành viên của Trung tâm Kính hiển vi tại Đại học bang Michigan. Ông cho biết, những sợi tóc đã được phóng lớn 450 lần, những yếu tố cấu tạo này không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Vị trí thứ tám: Cotton khô
Những sợi cotton được nhuộm bảy sắc cầu vồng được chụp phóng to 200 lần, mang lại điểm nhấn về kích thước, hình dáng cũng như chất lượng của những sợi cotton.
Nhiếp ảnh gia Lloyd Donaldson, tác giả bức ảnh làm việc tại Công ty Vật liệu sinh học Donaldson of Scion ở Rotorua, New Zealand.
Vị trí thứ chín: Đá và góc nhìn thẩm mĩ
Nhà địa chất Bernardo Cesare thuộc Đại học Padua ở Italy đã tiêu tốn vô số bộ lọc, thuốc nhuộm cho đến khi tạo ra được tấm ảnh phóng đại 5 lần của đá Gabbro.
Cesare cho rằng bức ảnh dù không có ý nghĩa khoa học đáng kể nhưng nó rất đẹp về màu sắc và hình dạng.
Vị trí thứ mười: Bồn carbon
Sự liên kết cộng sinh giữa các sinh vật nhìn thấy trong bức ảnh về tảo cát Actinocyclus (đường tròn phía trên) và tảo biển đỏ Antithamionella.
Những dạng sống dựa vào nhau để tồn tại. Hơn nữa, hai thực vật biển hoạt động như những bồn chứa CO2 và vì vậy đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khí hậu Trái đất. Tác giả bức ảnh là nhiếp ảnh gia kiêm nhà sinh vật học tế bào Arlene Wechezak.