Những bức ảnh quý giá về thảm kịch Titanic

  •   3,84
  • 18.426

Các tấm ảnh đen trắng và hiện vật quý liên quan đến thảm họa Titanic vừa được công bố và đem ra đấu giá như một cơ hội để cả thế giới nhìn lại hành trình của con tàu yểu mệnh sau một thế kỷ.

Bức ảnh được chụp vào 31/5/1911 cho thấy con tàu Titanic có 3 cánh quạt bằng đồng, nặng 38 tấn và có đường kính gần 7 mét. Đây là một trong 5.500 hiện vật nằm trong Bộ Sưu Tập Titanic được nhà thầu Guerney đem ra đấu giá nhân kỷ niệm một thế kỷ chìm tàu.
Bức ảnh được chụp vào 31/5/1911 cho thấy con tàu Titanic có 3 cánh quạt bằng đồng, nặng 38 tấn và có đường kính gần 7 mét. Đây là một trong 5.500 hiện vật nằm trong Bộ Sưu Tập Titanic được nhà thầu Guerney đem ra đấu giá nhân kỷ niệm một thế kỷ chìm tàu. (Ảnh: AP)

Xướng đóng tàu Harland and Wolff, nằm ở thành phố Belfast, Bắc Ireland, nơi khai sinh tàu Titanic, đã sản xuất ra những động cơ hơi nước và những chiếc neo lớn nhất thế giới. Các động cơ này lớn bằng một tòa nhà 3 tầng. Xương sống của tàu được hoàn thành trước, sau đó khung thép được cố định vào bằng đinh tán để tạo thành thân tàu.
Xướng đóng tàu Harland and Wolff, nằm ở thành phố Belfast, Bắc Ireland, nơi khai sinh tàu Titanic, đã sản xuất ra những động cơ hơi nước và những chiếc neo lớn nhất thế giới. Các động cơ này lớn bằng một tòa nhà 3 tầng. Xương sống của tàu được hoàn thành trước, sau đó khung thép được cố định vào bằng đinh tán để tạo thành thân tàu. (Ảnh: RMS Titanic, Inc)

Tháng 5/1911, con tàu hạng sang Titanic hoàn thành sau 3 năm ở xưởng đóng tàu Harland and Wolff, một trong những cảng cạn lớn nhất thế giới. Con tàu khi đó có giá 7,5 triệu USD.
Tháng 5/1911, con tàu hạng sang Titanic hoàn thành sau 3 năm ở xưởng đóng tàu Harland and Wolff, một trong những cảng cạn lớn nhất thế giới. Con tàu khi đó có giá 7,5 triệu USD. (Ảnh: AP)

Titanic là một trong 3 con tàu được dự kiến sẽ tạo thành nhóm những con tàu hoàng gia hoành tráng nhất từng được sản xuất. Các con tàu này bao gồm tàu Olympic, Titanic và Gigantic, sau này có tên là Britannic. Nhóm "siêu tàu" này dự kiến sẽ là công cụ để giúp hãng sản xuất tàu White Star Line tránh bị rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Các con tàu cỡ lớn này có thể chở nhiều du khách băng qua Đại Tây Dương và các khoang sang trọng của chúng sẽ thu hút nhiều du khách giàu có.
Titanic là một trong 3 con tàu được dự kiến sẽ tạo thành nhóm những con tàu hoàng gia hoành tráng nhất từng được sản xuất. Các con tàu này bao gồm tàu Olympic, Titanic và Gigantic, sau này có tên là Britannic. Nhóm "siêu tàu" này dự kiến sẽ là công cụ để giúp hãng sản xuất tàu White Star Line tránh bị rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Các con tàu cỡ lớn này có thể chở nhiều du khách băng qua Đại Tây Dương và các khoang sang trọng của chúng sẽ thu hút nhiều du khách giàu có. (Ảnh: RMS Titanic, Inc)

Đây là những con tàu đầu tiên có bể bơi, phòng tập thể thao và sân chơi bóng trên boong. Khoang hạng hai của các con tàu này cũng được bày trí sang trọng hơn hẳn những con tàu cùng thời. Ảnh được chụp vào năm 1912. (
Đây là những con tàu đầu tiên có bể bơi, phòng tập thể thao và sân chơi bóng trên boong. Khoang hạng hai của các con tàu này cũng được bày trí sang trọng hơn hẳn những con tàu cùng thời. Ảnh được chụp vào năm 1912. (Ảnh: RMS Titanic, Inc)

Những du khách của tàu Titanic may mắn sống sót đang trên đường đến tàu S.S. Carpathia, con tàu đến cứu trợ cho Titanic sau khi nhận được thông báo về vụ tai nạn. Trong số 2.208 hành khách, có 1.496 người đã tử nạn. Hầu hết họ không vượt qua được sự giá lạnh khi trôi dạt giữa đại dương. (
Những du khách của tàu Titanic may mắn sống sót đang trên đường đến tàu S.S. Carpathia, con tàu đến cứu trợ cho Titanic sau khi nhận được thông báo về vụ tai nạn. Trong số 2.208 hành khách, có 1.496 người đã tử nạn. Hầu hết họ không vượt qua được sự giá lạnh khi trôi dạt giữa đại dương. (Ảnh: Library of Congress)

Tảng băng trôi đã đâm chìm tàu Titanic nhìn từ tàu S.S. Carpathia. Thảm kịch chìm tàu đã khiến các nhà sản xuất phải cải cách lại nhiều quy định, trong đó có quy định về xuồng cứu sinh và hệ thống phát thanh 24/24 trên tất cả các tàu, cũng như việc thành lập đội tuần tra băng quốc tế.
Tảng băng trôi đã đâm chìm tàu Titanic nhìn từ tàu S.S. Carpathia. Thảm kịch chìm tàu đã khiến các nhà sản xuất phải cải cách lại nhiều quy định, trong đó có quy định về xuồng cứu sinh và hệ thống phát thanh 24/24 trên tất cả các tàu, cũng như việc thành lập đội tuần tra băng quốc tế. (Ảnh: Library of Congress)

Một con thuyền cứu sinh chở hành khách rời khỏi Titanic khi tàu đang chìm xuống. J. Bruce Ismay, giám đốc công ty sở hữu con tàu, cũng đã sống sót nhờ có được một chỗ trên chiếc thuyền cứu sinh.
Một con thuyền cứu sinh chở hành khách rời khỏi Titanic khi tàu đang chìm xuống. J. Bruce Ismay, giám đốc công ty sở hữu con tàu, cũng đã sống sót nhờ có được một chỗ trên chiếc thuyền cứu sinh. (Ảnh: RMS Titanic, Inc)

Thủy thủ Frederick Fleet là một trong những người may mắn thoát chết.
Thủy thủ Frederick Fleet là một trong những người may mắn thoát chết. (Ảnh: Library of Congress)

Một gia đình thuộc khoang hạng nhất sống sót trong thảm họa Titanic. Khoang hạng nhất là khoang có tỷ lệ hành khách sống sót cao nhất trong các khoang với 53%. Trong khi đó, chỉ có 22% số hành khách khoang hạng ba thoát chết.
Một gia đình thuộc khoang hạng nhất sống sót trong thảm họa Titanic. Khoang hạng nhất là khoang có tỷ lệ hành khách sống sót cao nhất trong các khoang với 53%. Trong khi đó, chỉ có 22% số hành khách khoang hạng ba thoát chết. (Ảnh: Library of Congress)

Ảnh chụp cảnh trên tàu Carpathia. Con tàu cứu trợ đầu tiên có mặt vào khoảng 4h10 sáng, gần hai tiếng sau khi xuồng cứu sinh cuối cùng rời con tàu chìm.
Ảnh chụp cảnh trên tàu Carpathia. Con tàu cứu trợ đầu tiên có mặt vào khoảng 4h10 sáng, gần hai tiếng sau khi xuồng cứu sinh cuối cùng rời con tàu chìm. (Ảnh: Library of Congress)

Margaret Brown, vợ của triệu phú James Joseph Brown, được ca ngợi vì đã tích cực hỗ trợ việc sơ tán hành khách trên tàu và tìm cách đưa xuồng cứu sinh của bà quay lại đón thêm các nạn nhân.
Margaret Brown, vợ của triệu phú James Joseph Brown, được ca ngợi vì đã tích cực hỗ trợ việc sơ tán hành khách trên tàu và tìm cách đưa xuồng cứu sinh của bà quay lại đón thêm các nạn nhân. (Ảnh: Library of Congress)

Bức ảnh chụp hôm 29/5/1912 cho thấy bà Brown trao tặng một chiếc cúp cho thuyền trưởng Arthur Henry Rostron, thuyền trưởng của tàu Carpathia, vì những đóng góp của ông trong việc sơ tán hành khách của Titanic.
Bức ảnh chụp hôm 29/5/1912 cho thấy bà Brown trao tặng một chiếc cúp cho thuyền trưởng Arthur Henry Rostron, thuyền trưởng của tàu Carpathia, vì những đóng góp của ông trong việc sơ tán hành khách của Titanic. (Ảnh: Library of Congress)

Đám đông chờ đợi những người sống sót trở về từ Titanic.
Đám đông chờ đợi những người sống sót trở về từ Titanic. (Ảnh: Library of Congress)

Những chiếc huân chương trao tặng cho thuyền trưởng Rostron.
Những chiếc huân chương trao tặng cho thuyền trưởng Rostron. (Ảnh: Library of Congress)

Lá thư được viết ngày 15/4/1912 của thuyền trưởng Rostron nhằm đáp lại lời kêu cứu từ Titanic.
Lá thư được viết ngày 15/4/1912 của thuyền trưởng Rostron nhằm đáp lại lời kêu cứu từ Titanic. (Ảnh: Library of Congress)

Các cậu bé bán báo dạo cầm trên tay những tờ báo với trang nhất có dòng tít tô đậm về thảm họa Titanic.
Các cậu bé bán báo dạo cầm trên tay những tờ báo với trang nhất có dòng tít tô đậm về thảm họa Titanic. (Ảnh: RMS Titanic, Inc)

Xác tàu Titanic "yên nghỉ" ở độ sâu 4.000m dưới đáy Đại Tây Dương.
Xác tàu Titanic "yên nghỉ" ở độ sâu 4.000m dưới đáy Đại Tây Dương. (Ảnh: AP)

Theo VNE
  • 3,84
  • 18.426