Những bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn không bị người khác thôi miên và điều khiển như một con rối.
>>> Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác
Nhắc tới cụm từ thôi miên, chúng ta thường nghĩ ngay tới những bộ phim kinh dị hay viễn tưởng mà ở đó, những kẻ xấu có thể thôi miên nạn nhân trong tích tắc và sai bảo như nô lệ.
Vậy thực hư câu chuyện về thứ được cho là "tà thuật" này là gì? Liệu có cách nào giúp con người miễn nhiễm với thôi miên hay không? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Thôi miên không phải tà thuật, mà đó là bí kíp "thao túng não bộ" có căn cứ khoa học. Nói như các nhà tâm thần học, thôi miên là trạng thái tinh thần khi con người có được sự tập trung, trí tưởng tượng và thư giãn ở mức cao độ. Đó cũng là lúc tiềm thức thay thế ý thức để điều khiển hành vi của chúng ta.
Thôi miên được biết tới cách đây hàng trăm năm nhờ những nghiên cứu của bác sĩ Franz A. Mesmer. Sau này, người ta gọi thuật thôi miên là “hypnotism” (vốn có gốc Hy Lạp nghĩa là trạng thái ngủ).
Cụm từ này phản ánh đúng tình trạng của những người bị thôi miên. Họ rơi vào trạng thái mơ màng như đang ngủ, hành động mọi việc theo mệnh lệnh và khi tỉnh lại thì không nhớ điều gì.
Có rất nhiều phương pháp thôi miên khác nhau hiện nay. Điển hình trong đó, thủ thuật được nhiều tội phạm lợi dụng nhất, đó là sử dụng độc dược “Hơi thở của quỷ” để thôi miên.
Đây là chất chiết xuất từ hạt và phấn hoa của cây Borrachero, được trộn vào các loại đồ ăn, thức uống để người sử dụng và sau đó trở thành nạn nhân bị thôi miên.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, dù ít dù nhiều, con người ai cũng có khả năng thôi miên người khác. Song ở chiều ngược lại, không phải ai cũng dễ bị thôi miên.
Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ David Spiegel (Mỹ) đã chỉ ra, có khoảng 20% người lớn không thể bị thôi miên bởi những người khác.
Nguyên nhân hiện tượng trên nằm ở cơ chế khoa học đằng sau thủ thuật thôi miên. Theo đó, khi bị “tẩy não”, ý thức của người bị thôi miên vẫn độc lập với người thôi miên.
Vì vậy, chỉ cần ý thức này đủ mạnh, nạn nhân hoàn toàn có thể chống lại năng lực thôi miên của người đối diện.
Theo đó, những người có chỉ số thông minh và kinh nghiệm xã hội cao rất khó bị người khác “tẩy não”. Ngoài ra, những người sức khỏe tốt có xu hướng khó và lâu bị thôi miên hơn so với người bình thường.
Đặc biệt, trẻ em là đối tượng rất dễ bị thôi miên, với tỉ lệ 80 - 85% trẻ dưới 12 tuổi. Theo một số giả thuyết, đó là vì não bộ trẻ em chưa hoàn toàn phát triển, ý thức còn chưa độc lập. Vì vậy, các em rất dễ bị người khác “mê hoặc” bằng những thủ thuật đơn giản.
Chính từ kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học có thể đưa ra những bí kíp giúp con người tránh bị thôi miên bởi kẻ xấu. Biện pháp hiệu quả và đơn giản nhất chính là thiền định.
Về căn bản, thiền định là liệu pháp tâm lý giúp nâng cao khả năng tập trung của não bộ. Nói cách khác, thiền định giúp con người cải thiện khả năng tự thôi miên cho bản thân, từ đó chống được việc bị thôi miên từ người bên ngoài.
Một biện pháp tập luyện khác cũng rất có tác dụng, đó là trải nghiệm yoga. Bộ môn này giúp cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, do đó giúp người tập vững vàng hơn trước những kẻ xấu có ý định thôi miên và lợi dụng.
Ra ngoài hay tụ tập cùng nhiều bạn bè là cách rất tốt để thoát khỏi nguy cơ bị thôi miên
Tiếp theo, để tránh gặp phải những kẻ xấu thôi miên lừa đảo ngay trên đường, bạn nên ra ngoài cùng nhiều người. Sự có mặt của những người bạn sẽ giúp bạn yên tâm hơn cũng như tránh khỏi tầm mắt chú ý của kẻ xấu.
Khi vô tình gặp người lạ, bạn cần chú ý tuyệt đối tới hành động của người đó. Nếu chỉ tình cờ gặp, bạn không nên đọc thư, tắt điện thoại hộ hay uống nước mà người đó đưa cho mình.
Đặc biệt, bạn cũng nên tránh nhìn trực tiếp vào người đó quá lâu bởi khi đó, bạn chẳng khác nào đang mời gọi kẻ xấu thôi miên mình.