Phát hiện mới về sự tuyệt chủng của khủng long

  •  
  • 5.177

Trước đây giới khoa học luôn cho rằng các hố thiên thạch Chicxulub crater tại khu vực Vịnh Mexico là kết quả của một vụ va chạm giữa Trái Đất và sao Chicxulub và chính sự va chạm này đã làm tuyệt chủng loài khủng long trên Trái Đất.

Tuy nhiên, các nhà khoa học còn phát hiện vết tích của một vụ va chạm khác tại Ukraine thậm chí có niên đại sớm hơn hàng nghìn năm so với vụ va chạm tại Vịnh Mexico. Phát hiện này cho thấy, khủng long rất có thể bị tuyệt chủng không phải chỉ do một vụ va chạm mà là nhiều vụ va chạm.

Năm 2002, các nhà khoa học đã phát hiện hố thiên thạch Boltysh Crater trong lãnh thổ Ukraine bởi một vụ va chạm giữa Trái Đất và sao Boltysh.

Các nhà khoa học đã phán đoán niên đại của các vụ va chạm trên bằng cách lợi dụng hóa thạch của phấn hoa thực vật và bào tử bên trong các hố thiên thạch.

Thông thường sau khi xảy ra vụ va chạm, loài Pteridophyta sẽ là loại thực vật xuất hiện đầu tiên và lưu lại lượng lớn bào tử. Căn cứ vào điều này các nhà khoa học có thể phán đoán sự tồn tại của vụ va chạm.

Giáo sư Simon Kelley thuộc Đại học Mở Vương quốc Anh cho rằng trong tương lai các nhà khoa học rất có thể còn phát hiện thêm nhiều vụ va chạm nữa.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa qua đã khởi động chương trình “Vệ sĩ không gian” với nhiệm vụ giám sát tất cả các thiên thể gần Trái Đất, qua đó cung cấp sự cảnh báo sớm về các vụ va chạm.

Theo Vietnamplus, Physorg
  • 5.177