Chim cánh cụt ngày càng đông đúc nhờ trái đất ấm lên

  •  
  • 1.821

(khoahoc.tv) - Những chú chim cánh cụt Adelie thực sự có thể được lợi từ hiện tượng ấm lên toàn cầu, ngược lại so với các loài sinh vật khác sống ở vùng cực, theo một nghiên cứu mang tính đột phá được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học thuộc Trung tâm địa không gian vùng cực Minnesota (Minnesota Polar Geospatial Center). Nghiên cứu đã cung cấp các thông tin quan trọng khẳng định các giả thuyết về tác động của biến đổi môi trường.

Các nhà nghiên cứu đến từ Mỹ và New Zealand đã sử dụng một kết hợp các công nghệ cũ và mới nghiên cứu một sự kết hợp của các bức ảnh chụp từ trên không bắt đầu từ năm 1958 và các hình ảnh vệ tinh hiện đại từ những năm 2000. Họ nhận thấy kích cỡ quần thể bầy chim cánh cụt Adelie tại vùng đảo Beaufort của Cam Cực nằm gần biển Ross đã tăng thêm 84% (từ 35.000 cặp chim bố mẹ thành 64.000 cặp) khi các khối băng thu hẹp vào khoảng thời gian giữa năm 1958 đến 2010, với sự thay đổi lớn nhất trong ba thập kỷ trước. Nhiệt độ trung bình mùa hè tại khu vực này đã tăng khoảng 0,5 độ C/thập kỷ từ giữa những năm 1980.

Nghiên cứu này đã được xuất bản hôm ¾ trên tạp chí PLOS ONE, một tạp chí khoa học được đánh giá hàng đầu.

Nghiên cứu khẳng định các mô hình đã được công bố trong năm 2010 về sự đáp ứng của các chú chim cánh cụt Nam Cực với sự thay đổi của môi trường sống khi nhiệt độ của trái đất tăng 2 độ so với mức tiền công nghiệp.

Chim cánh cụt ngày càng đông đúc nhờ trái đất ấm lên

Nghiên cứu cho thấy môi trường sống hiện có cho chim cánh cụt Adelie trên phần chính của vùng Beaufort, trên bờ biển phía Nam, đã tăng 71% từ năm 1958, với mức tăng là 20% từ năm 1983 đến 2010. Khoảng rộng của tuyết và băng tới phía bắc của vùng đất đã không thay đổi từ năm 1958 đến 1983, nhưng sau đó đã giảm xuống 543m từ năm 1983 đến 2010.

“Nghiên cứu này đặt ra những câu hỏi mới là các loài ở Nam Cực bị tác động bởi một môi trường thay đổi như thế nào”, Michelle LaRue, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm địa không gian vùng cực tại trường Cao đẳng Khoa học và Công nghệ, Đại học Minnesota cho biết. “Bài báo này khuyến khích tất cả chúng ta có một cái nhìn thứ hai vào những gì chúng ta đang thấy và tìm ra liệu kiểu mở rộng môi trường sống này có đang xảy ra ở đâu đó với số lượng chim cánh cụt Adelie hoặc các loài khác hay không”.

Chuyên gia nghiên cứu chim cánh cụt và là đồng tác giả của nghiên cứu này, David Ainley, một tác giả đứng đầu một nghiên cứu trước đó, công nhận rằng nghiên cứu này đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin mới quan trọng.

“Chúng tôi biết được từ các nghiên cứu trước đây từ năm 2001 - 2005 rằng có một câu chuyện là lũ chim cánh cụt không bao giờ di chuyển đến một bầy mới với số lượng lớn. Khi các điều kiện khó khăn, chúng làm vậy”, Ainley một nhà sinh thái học cấp cao về động vật biển hoang dã cùng công ty tư vấn môi trường tại Calironia H.T Harvey and Associcate cho hay. “Nghiên cứu tại Beaufort và các đảo ở Ross này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về đặc tính chim cánh cụt sẽ góp vào các phản ứng của chúng trước biến đổi khí hậu”.

Chim cánh cụt Adelie là loài phổ biến cư trú dọc theo bờ biển phía nam Nam Cực. Chiều cao của loài chim này nhỏ hơn so với “bản sao” của chúng là những con chim cánh cụt hoàng đế khoảng 46 đến 75cm (tương đương với 18 - 30 inch) khi đứng thẳng và trọng lượng khoảng 4,5 đến 5,4kg (10 - 12 pound).

Loài chim này chỉ sống ở các khu vực biển băng nhưng cần những vùng đất không bị che phủ bởi băng để sinh sản. Các cặp chim bố mẹ trung bình sinh một con mỗi năm và trở về cùng một vùng để sinh sản nếu các điều kiện không thay đổi.

Để xác định những thay đổi trong môi trường làm tổ trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thu thập những bức ảnh trên không trong thời gian ấp trứng của chim cánh cụt vào thời kỳ các năm 1958, năm 1983 và 1993 cùng với hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao từ năm 2005 và 2010. Các nhà nghiên cứu đã phủ lên những hình ảnh một cách chính xác, sắp xếp các tảng đá và những cột mốc địa lý khác. Họ đã nghiên cứu các vết phân chim (phân và nước tiểu của chim cánh cụt) để xác định khu vực cư trú của loài chim này.

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu dự kiến sự dụng thêm các hình ảnh vệ tinh để quan sát số lượng của chim cánh cụt Adelie nhằm giúp hiểu rõ các động lực và các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng lên số lượng chim của khu vực.

LaRue nói: "Nghiên cứu này đã tập hợp các nhà nghiên cứu từ các ngành khác nhau học tập tất cả những người đóng góp chuyên môn của họ". "Chúng tôi đã có những người nghiên cứu biến đổi khí hậu, phân tích không gian, và các biến động dân số động vật hoang dã này là như thế nào tốt khoa học dẫn đến kết quả".

LaRue cho biết đây là nghiên cứu tập hợp nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, gồm các chuyên gia đã có những nghiên cứu về biến đổi khí hậu, các chuyên gia phân tích không gian và sự bùng nổ số lượng các loài hoang dã. Nghiên cứu này là một thành quả tuyệt vời của khoa học.

Ngoài LaRue và Ainley, các tác giả khác gồm Matt Swanson, một nhà nghiên cứu sinh viên sau đại học tại Đại học Minnesota Trung tâm địa lý không gian vùng cực; Katie M. Dugger từ Đại học bang Oregon, Phil O'B. Lyver từ Nghiên cứu Landcare ở New Zealand; Kerry Barton từ Bartonk Solutions ở New Zealand và Grant Ballard từ hội Khoa học bảo tồn PRBO California.

Nghiên cứu được tài trợ chủ yếu bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF).

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 1.821