Sao Mộc sẽ tiến gần Trái Đất hơn bất cứ cuộc chạm trán nào diễn ra trong vòng 60 năm (từ 1963 đến 2022).
Các nhà thiên văn học Mỹ cho biết Sao Mộc sẽ là vật thể sáng nhất trên bầu trời vào ngày 20/9/2010, hơn cả Mặt Trăng, vì khi đó hành tinh lớn nhất trong Thái dương hệ này sẽ nằm ở khoảng cách gần với Trái Đất nhất.
Hình biểu diễn Thái dương hệ: Theo thứ tự xa dần tính từ Mặt Trời, vị trí thứ 3 là quả đất, thứ 5 là Sao Mộc. Kích thước tỷ lệ với so sánh tương đối giữa các hành tinh.
Cuộc “chạm trán” giữa Trái Đất và “gã khổng lồ” của Thái dương hệ sẽ bắt đầu xảy ra vào chiều tối 20/9 với ánh sáng lấp lánh ở phía Đông và sáng rực ở trên đỉnh đầu vào lúc giữa trưa 21/9.
Theo Spacedaily.com, các cuộc trạm trán giữa Trái Đất và Sao Mộc diễn ra cứ 13 tháng một lần khi hai hành tinh tiến gần nhau theo quỹ đạo riêng xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, do hai hành tinh không có quỹ đạo đồng đều nên không phải lúc nào cũng tiếp cận nhau với khoảng cách gần nhất.
Ông Tony Phillips thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết hôm nay, 20/9/2010, Sao Mộc sẽ ở khoảng cách 46,6 triệu dặm, gần hơn so với những cuộc chạm trán trước đây và phải đến năm 2022, kỷ lục này mới được lặp lại.
Lần này, Sao Mộc sẽ tiến gần gần Trái Đất nhất trong vòng 60 năm và sẽ cùng Mặt Trăng chiếu sáng đêm Trung Thu.
SAO MỘC: Sao Mộc hay Mộc Tinh là hành tinh lớn nhất của Hệ Mặt Trời là hành tình thứ năm nếu đếm từ mặt Trời trở ra. Các hành tinh theo thứ tự xa dần tính từ Mặt Trời (Sun) là: Sao Thủy (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hỏa (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus), Sao Hải Vương (Neptune), và Sao Diêm Vương (Pluto). Tên của hành tinh này được đặt dựa vào nguyên tố mộc của Ngũ hành, chữ Hán viết là 木星 (Mộc tinh). Sao Mộc có tên quốc tế dùng là Jupiter, lấy tên của vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã. Sao Mộc vốn là một hành tinh khí khổng lồ, được cấu tạo chủ yếu bởi Hydro và Hêli, bao quanh một lõi rắn chứa các nguyên tố nặng hơn. Sao Mộc là một hành tinh vĩ đại, nặng hơn gấp hai lần của tất cả 7 hành tinh còn lại của Thái Dương Hệ cộng lại. Đường kính Sao Mộc lớn gấp Quả Đất khoảng 11 lần và bé hơn Mặt Trời khoảng 10 lần. Do vận tốc quay nhanh, nên Sao Mộc có hình cầu dẹt rõ rệt. Khi quan sát từ Trái Đất, Mộc Tinh có thể có độ sáng biểu kiến lên đến -2.8, sáng thứ ba sau Mặt Trăng và Sao Kim trên bầu trời đêm. Sao Mộc cũng là nơi mà nền móng của giả thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ bị lung lay khi Galileo Galilei khám phá ra 4 thiên thể quay chung quanh hành tinh này vào năm 1610 – thay vì chung quanh Trái Đất. |