Vào lúc 1 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 2/12 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3B, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Hằng Nga 3 với sứ mệnh khảo sát thực địa bề mặt Mặt Trăng.
>>> Trung Quốc ấn định thời điểm phóng tàu thám hiểm Mặt Trăng
Dự kiến sau khoảng 15 ngày bay, Hằng Nga 3 - tàu đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên được phóng trong thế kỷ thứ 21, sẽ đổ bộ mang theo robot tự hành Thỏ Ngọc thực hiện di chuyển trên bề mặt Mặt trăng để tiến hành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Ảnh: big5.xinhuanet.com
Theo người phát ngôn báo chí của Cục Công nghiệp khoa học quốc phòng Trung Quốc, tàu Hằng Nga 3 sẽ thực hiện 3 mục tiêu công trình lớn và 3 nhiệm vụ thăm dò khoa học Mặt trăng.
Trong đó, 3 mục tiêu công trình lớn là: đổ bộ mềm xuống bề mặt mặt trăng, thám hiểm bề mặt mặt trăng, điều khiển từ xa và giám sát, kiểm soát thông tin liên lạc không gian, nâng cao trình độ kỹ thuật hàng không vũ trụ nghiên cứu chế tạo thiết bị thăm dò độ bổ mềm và thiết bị thăm dò mặt trăng, xây dựng trạm không gian mặt đất xây dựng hệ thống cơ bản công trình hàng không vũ trụ thăm dò mặt trăng.
Ba nhiệm vụ thăm dò khoa học là điều tra địa hình và kết cấu địa chất mặt trăng điều tra thành phần vật chất và nguồn tài nguyên có thể sử dụng trên mặt trăng thăm dò lớp Plasma của Trái đất và quan sát thiên văn quang học Mặt trăng.
Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch thì Hằng Nga 3 sẽ đáp xuống Mặt Trăng vào giữa tháng 12, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới thực hiện thành công việc đổ bộ thăm dò Mặt Trăng, sau Mỹ và Liên Xô trước đây. Đó cũng sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc đưa một tàu vũ trụ hạ cánh xuống bề mặt một thiên thể ngoài Trái Đất.
Các nhà khoa học Trung Quốc hiện cũng đang nghiên cứu khả năng đưa người lên Mặt Trăng sau năm 2020.