Phát hiện dấu chân người có niên đại 120.000 năm tại Arab Saudi

  •  
  • 427

Các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ những con đường mà tổ tiên cổ đại của chúng ta đã đi khi ra khỏi châu Phi sau khi phát hiện ra dấu chân người và động vật cổ đại ở sa mạc Nefud.

Nefud đóng vai trò quan trọng trong việc di cư của con người ra khỏi châu Phi và đi đến phần còn lại của thế giới, đồng thời còn là cửa ngõ giữa châu Phi và Âu - Á. Người ta cho rằng, con người đã xuất hiện ở châu Phi khoảng 300.000 năm trước và đã không đến được Levant trong hơn 150.000 năm.

Các chuyên gia trước đây tin rằng, con người đã thực hiện hành trình này dọc theo các tuyến đường ven biển, nhưng các nhà nghiên cứu đứng đằng sau phát hiện mới nhất tin rằng, điều này có thể không đúng.

Họ đưa ra giả thuyết rằng, thay vì đi theo đại dương, con người có thể đã đi theo các tuyến đường nội địa và đi theo các hồ và sông.

Khoảng 120.000 năm trước ở vùng ngày nay là phía bắc Arab Saudi, một nhóm nhỏ người tinh khôn (Homo sapiens) dừng lại uống rượu và kiếm ăn tại một hồ nước cạn, điểm đến ưa thích của các đàn lạc đà, trâu và voi tiền sử.

Nhóm người tinh khôn này có thể đã săn bắt các loài động vật có vú lớn nhưng họ không ở lại đây lâu, hồ nước cạn này chỉ là một chặng dừng chân của nhóm người tinh khôn.

Dấu chân người cổ đại trên sa mạc Nefud.
Dấu chân người cổ đại trên sa mạc Nefud.

Cảnh tượng chi tiết này đã được các nhà nghiên cứu phác họa lại trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances hôm thứ Tư, sau khi phát hiện ra dấu chân người và động vật cổ đại trên sa mạc Nefud, đặt ra giả thuyết rằng đây là con đường mà tổ tiên của nhân loại đã đi khi họ qua sau khi rời bỏ quê nhà châu Phi.

Ngày nay, bán đảo Ả Rập chỉ gồm những sa mạc rộng lớn, khô cằn, khác xa cảnh tượng của hơn 100.000 năm trước nơi nhóm người trên đặt chân qua.

Nghiên cứu sinh Mathew Stewart, thuộc Viện Sinh thái Hóa học Max Planck (Đức), cho biết dấu chân được phát hiện trong quá trình nghiên cứu thực địa của ông vào năm 2017 tại một hồ nước cổ được gọi là "Alathar" (có nghĩa là "dấu vết " trong tiếng Ả Rập).

“Dấu chân là một dạng bằng chứng hóa thạch độc đáo, mà chúng ta hiếm khi có được tại các di chỉ khác", ông Stewart chỉ ra.

Dấu chân được xác định niên đại bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là phát quang kích thích quang học, cho ánh sáng phát ra từ các hạt thạch anh và đo lượng năng lượng phát ra từ chúng.

Tổng cộng, bảy trong số hàng trăm dấu chân đã được phát hiện, nhóm nghiên cứu sau đó cho rằng hàng trăm dấu chân này thực chất chỉ là một nhóm 3-4 người tinh khôn di chuyển cùng nhau.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những dấu chân này giống với người Homo sapiens chứ không phải của Neanderthal - giống người cổ đại cũng đã có mặt tại khu vực bán đảo Ả Rập vào thời điểm đó.

Ngoài các dấu chân, khoảng 233 hóa thạch đã được tìm thấy và có khả năng là loài ăn thịt đã bị thu hút bởi các loài ăn cỏ ở Alathar.

"Trước đây chúng ta đã biết rằng những giống người đầu tiên đã di cư đến lục địa Á-Âu qua miền nam Hy Lạp và sông Levant, khai thác các nguồn tài nguyên ven biển trên đường đi, nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng các tuyến đường nội địa, dọc theo các hồ và sông, cũng hết sức quan trọng", ông Stewart nói.

Người cổ lần đầu xuất hiện khi nào?

Bức ảnh này cho thấy khung cảnh rìa của trầm tích hồ cổ Alathar và cảnh quan xung quanh.
Bức ảnh này cho thấy khung cảnh rìa của trầm tích hồ cổ Alathar và cảnh quan xung quanh.

Dòng thời gian tiến hóa của loài người có thể bắt nguồn từ hàng triệu năm trước. Các chuyên gia ước tính rằng cây gia phả như sau:

55 triệu năm trước - Động vật linh trưởng nguyên thủy đầu tiên tiến hóa.

15 triệu năm trước - Hominidae (vượn lớn) tiến hóa từ tổ tiên của vượn.

7 triệu năm trước - Khỉ đột đầu tiên tiến hóa. Sau đó, dòng dõi tinh tinh và con người phân nhánh.

5,5 triệu năm trước - Ardipithecus, “người nguyên thủy” ban đầu chia sẻ các đặc điểm với tinh tinh và khỉ đột.

4 triệu năm trước - Giống loài vượn người sơ khai, Australopithecines xuất hiện. Chúng có bộ não không lớn hơn tinh tinh nhưng có những đặc điểm giống người hơn.

3,9 - 2,9 triệu năm trước - Australopithecus afarensis sống ở châu Phi.

2,7 triệu năm trước - Paranthropus, sống trong rừng và có bộ hàm khổng lồ để nhai.

2,6 triệu năm trước - Rìu tay trở thành đổi mới công nghệ lớn đầu tiên.

2,3 triệu năm trước - Homo habilis đầu tiên được cho là đã xuất hiện ở châu Phi.

1,85 triệu năm trước - Bàn tay “hiện đại” đầu tiên xuất hiện.

1.8 triệu năm trước - Homo ergaster bắt đầu xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch.

800.000 năm trước - Con người thời kỳ sơ khai kiểm soát lửa và tạo ra lò sưởi. Kích thước não tăng nhanh.

400.000 năm trước - Người Neanderthal bắt đầu xuất hiện và trải rộng khắp châu Âu và châu Á.

300.000 tới 200.000 năm trước - Homo sapiens - người hiện đại - xuất hiện ở châu Phi.

50.000 tới 40.000 năm trước - Con người hiện đại đến châu Âu.

Cập nhật: 25/11/2020 Theo Ngày Nay/GDTĐ
  • 427