Ivan Pavlov (1849-1936) là nhà tâm lý học người Nga. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông thi vào trường Đại học Pêtecbua, học khoa học tự nhiên, ông đã giành được học vị thạc sỹ nghiên cứu sinh lý học. Vì có nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực sinh lý tiêu hóa, tháng 10 năm 1904 ông đã được tặng giải thưởng Nobel, ông là nhà sinh lý học đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý này. Học thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp của ông có giá trị quan trọng đối với nghiên cứu y học, tâm lý học. Ông được mệnh danh "Nhà sinh vật học kiệt xuất nhất thế giới".
Lúc còn nhỏ, Pavlov sống ở một thị trấn nhỏ miền Trung nước Nga, cha ông là mục sư, gia đình đông con, thu nhập lại thấp nên cuộc sống tương đối khó khăn.
Cha Pavlov là người rất nghiêm khắc đối với con cái, ông tự tay dạy các con học nghề mộc, dạy các con trồng rau hoa. Ngay khi còn rất nhỏ Pavlov đã phải giúp cha trồng rau, giúp mẹ lo liệu việc nhà. Pavlov là đứa trẻ rất giàu óc tưởng tượng, giỏi quan sát, làm việc gì cũng tỏ ra có nghị lực, bền bỉ.
Hồi đó trẻ con ở Nga thích chơi trò chơi "Chín cây", Pavlov rất thích chơi trò này. Chơi trò chơi phải đặt "con giống" bằng gỗ đã gọt sẵn vào một vị trí chỉ định, người chơi đứng ở xa, dùng 1 cây gậy gỗ nhỏ ném về phía con giống, ai đánh trúng nhiều người ấy thắng. Nhưng mỗi lần chơi xong thường mất con giống bằng gỗ vì nó bị người chơi đánh trúng bay mất không tìm được. Những con giống bằng gỗ trong các trò chơi thường tự tay Pavlov gọt lấy.
Một hôm, khi tan học các bạn hẹn Pavlov đi chơi trò "Chín cầy". Pavlov vừa buông sách vở là vội chạy đi, vừa ra khỏi cửa bỗng nhớ ra còn chưa gọt con giống gỗ, Pavlov bèn chạy vào bếp lấy dao phay rồi kiếm mấy mẩu gỗ nhỏ ngồi xuống chân cầu thang cắm cúi ngọt. Bạn bè nóng ruột đều chạy đến giục, còn bạn muốn gọt giúp như Pavlov không đồng ý muốn tự mình gọt. Gọt xong con giống cuối cùng Pavlov mới chạy như bay ra sân chơi cùng các bạn, Pavlov có thể dùng tay trái lao gậy trúng mục tiêu, cậu thường chiến thắng.
Pavlov là đứa trẻ có tính kiên nhẫn trong mọi việc. Có một lần cha sai hai anh em ra vườn đào hố trồng cây, hai anh em đào rất vất vả, cả hai đều mồ hôi ướt đầm, cha cậy nhìn thấy liền chau mày nói: "Các con đào sai vị trí rồi, phải đào lại hết". Em trai nghe vậy vô cùng nản lòng liền ngồi phịch xuống đất, không muốn đào nữa. Pavlov không phàn nàn gì cầm mai lên đào theo cha, em trai thấy vậy cũng đành đứng dậy đào theo. Ba cha con cần mẫn đào từng ít đất cứng một, cha lặng lẽ nhìn hai anh em một lúc sau cười vui vẻ nói: "Được rồi, các con không phải đào nữa". Thì ra không phải là vị trí đào không đúng mà ông làm như vậy muốn bồi dưỡng tính kiên nhẫn cho các con và thử thách hai anh em. Tính kiên nhẫn của Pavlov đã giúp cậu rất nhiều để có được thành công trong thí nghiệm sau này.
Pavlov rất ham đọc sách, trong nhà ông có rất nhiều sách tiến bộ, năm 13 tuổi ông đã đọc rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Về sau Pavlov dần dần có hứng thú với sách khoa học về sinh lý, đối với một số hiện tượng sinh vật học và các thí nghiệm nhỏ đọc được trong sách cậu cảm thấy đặc biệt mới mẻ, thú vị, khát khao đọc được nhiều hơn nữa loại sách này. Khi học tập ở trường cậu không thích học thần học, cậu quyết đến Pêtecbua để vào trường đai học sinh lý học là ngành cậu hứng thú nhất.
Cha Pavlov biết suy nghĩ của con, nhưng ông không phải đối và động viên con: "Con đã chọn đường đi cho mình, thì đừng sợ khó khăn gian khổ, hãy kiên trì đi đường đi của mình". Pavlov nghe lời cha dặn, một mình đến Đại học Pêtecbua bắt đầu học sinh lý học ngành mình yêu thích.
----------------------------------
Đón đọc: "Pavlov - Phản xạ có điều kiện"