Theo một báo cáo đáng tin cậy nhất về tình trạng cây có lá trên Trái đất, 1 phần 5 loài thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Bản báo cáo cho biết, các nhà khoa học đã thống kê được vào khoảng 380.000 loài cây, chiếm 22% tổng số cây có mặt trên Trái đất đang bị đe dọa sẽ biến mất hoàn toàn, nếu tốc độ tác động đến thiên nhiên, chủ yếu của con người không thay đổi.
Ông Hopper – Giám đốc Vườn thực vật Hoàng gia Key ở London (Anh Quốc), thành viên soạn thảo bản cáo cáo cho biết: "Lần đầu tiên chúng ta có được một bức tranh hết sức rõ ràng về nguy cơ tuyệt chủng của những loại thực vật đã biết trên thế giới. Bản báo cáo sẽ đề cập đến loài cây nào cần phải bảo về một cách khẩn cấp nhất cũng như những khu vực nào có nguy cơ cao nhất”.
Tham gia vào soạn thảo bản báo cáo, có hàng trăm nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới, điều tra hàng vạn loài thực vật, áp dụng các phương pháp tiên tiến từ chụp ảnh bằng vệ tinh đến mô hình hoá trên máy tính điện tử.
Tuy nhiên, khoảng 1/3 các loại đã điều tra vẫn chưa có đủ số liệu để nhận định về biện pháp bảo vệ nên vẫn còn một số việc phải hoàn thành.
Thực vật hạt trần (Gymnosperm), nhóm thực vật gồm họ tùng bách (conifer) và họ thiên tuế là những loài bị đe dọa lớn nhất trên thế giới. Nguy cơ tuyệt chủng của chúng còn lớn hơn của chim và dễ bị tổn thương như các loài thú của hành tinh.
Ông Neil Brummitt, Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên London bổ sung: "Tính đa dạng của thực vật làm phong phú và ổn định toàn bộ sự sống trên Trái đất nên khi hàng ngàn loài thực vật bị đe dọa là một vấn đề hết sức trọng đại liên quan đế sự sống còn của chính chúng ta”.
Công trình nghiên cứu chỉ ra tình trạng mất nơi cư trú do lấn chiếm đất rừng để trồng trọt và chăn nuôi chính là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống của thực vật. Rừng mưa nhiệt đới là dối tượng đang lâm nguy của hệ sinh thái.
Bản báo áo này ra đời đúng vào thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách cũng như các chính phủ đang chuẩn bị gặp nhau tại Nagoya, Nhật Bản vào tháng sau để xác định những mục tiêu mới cho những nỗ lực về môi trường toàn cầu tại Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc.