Bạn có biết các nốt sần trên lá sung thực chất là gì không?

  •   310
  • 50.994

Các nốt sần trông như mụn trên lá sung thực chất là gì nhỉ?

Sung được xem là loài cây gần gũi, xưa nhất được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau. Sung cung cấp nhiều calori (74kcal/100gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnesium, phospor, vi lượng như sắt, chất xơ, và vitamin nhóm B,C,A,retinol, E và K.

Không biết tự bao giờ, sung trở thành một trong những thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực Hà thành. Đọt sung, lá sung, quả sung,... được “hô biến” thành những món ngon khó cưỡng.

Nói về sung, người ta có thể kể đến vô vàn các món ngon từ loài cây này. Từ quả sung muối xổi, quả sung muối chua… Đáng nhớ nhất phải kể đến món lá sung ăn kèm với nem Phùng… Vị ngọt, béo, giòn của nem quyện mùi thơm của thính, vị chát của lá sung; chua cay của nước chấm ngon ngất ngây. Thế nhưng, đôi khi nhiều người lại thắc mắc tại sao lá sung ăn kèm đôi khi lại xuất hiện những nốt sần kỳ lạ, trong giống như những mụn nổi lên như vậy?

Các lá như vậy được gọi là lá sung dị tật (sung cóc hoặc lá vã...). Tuy nhiên, bạn có biết nốt sần ấy thực sự là gì không?

Lá sung có những nốt sần như này được gọi là lá sung dị tật.
Lá sung có những nốt sần như này được gọi là lá sung dị tật.

Sự thật về các nốt sần trên lá cây sung

Thực ra, đây cũng là một thắc mắc được nhiều người nuôi cây cảnh trên thế giới đưa ra. Có người cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy cây sung đang mắc bệnh. Người khác thì nghĩ đơn giản là "cấu tạo" của nó như vậy, không khác được.

Nhưng sự thật thì không chỉ lá sung, mà nhiều loại lá khác cũng có thể xuất hiện các nốt sần tương tự. Đó không phải là bệnh, mà là dấu hiệu cho thấy côn trùng và một số loài sâu kí sinh đã tấn công lá cây. Lá xuất hiện các nốt sần cũng giống như phản ứng nổi mề đay trên da của con người khi bị dị ứng vậy.

Nhiều người đến đây có thể lo ngại các nốt ấy là trứng sâu bọ. Nhưng hãy yên tâm! Ở thời điểm bạn thấy những nốt sần xuất hiện thì con sâu tấn công cái lá đã rời đi từ lâu rồi, và bản thân các nốt sần cũng rất hiếm khi có chứa trứng của sâu.

Ngoài ra, chỉ có các lá tươi, mới mọc từ chồi mới dễ xuất hiện phản ứng này. Còn nếu lá đã già mới bị tấn công, thì rất hiếm khi nốt sần xuất hiện.

Tuy nhiên, với trường hợp nốt sần mang màu sắc quá khác biệt so với lá cây (ví dụ: đỏ cam) và dễ dàng gỡ bỏ thì bạn nên cẩn thận. Đó đích thực là trứng côn trùng đấy.

Trong Đông Y, lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường.
Trong Đông Y, lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường.

Ăn lá có nốt sần có sao không?

Cho đến thời điểm hiện tại thì không có nghiên cứu khoa học nào nói về vấn đề này. Nhưng trong Đông Y, lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường, có thể chữa khỏi được nhiều bệnh cực kỳ khó chịu như bệnh gan, nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm...

Lợi ích của lá sung

Vì lá sung có một lượng lớn chất xơ nên những người béo phì và những ai muốn giảm cân, khi dùng lá sung có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống táo bón. Bổ sung lá sung vào chế độ ăn uống, bằng cách ăn sống trực tiếp có thể giúp bạn giảm táo bón, tiêu hóa dễ dàng hơn, dẫn đến giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý rằng mọi người có thể sử dụng các loại cây dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, trong đó có lá sung nhờ tác dụng giảm glucose. Một nghiên cứu nhỏ từ năm 1998 cho thấy ở 8 người tham gia, lượng đường trong máu của họ sau bữa ăn đã giảm, đồng thời liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn khi họ dùng chất chiết xuất từ lá sung.

Nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm đã cho thấy, lá sung và nhựa mủ tự nhiên từ cây sung được chứng minh là có hoạt tính kháng u, chống lại các tế bào ung thư ruột kết ở người, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Bên cạnh đó, lá sung có thể cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Lá sung
Người ta thường dùng lá sung để ăn sống như một món rau ăn kèm.

Lá sung nấu chín không có vị đặc biệt, thậm chí còn khó ăn và toàn xơ là xơ. Vì vậy, trong ẩm thực, người ta thường dùng lá sung để ăn sống như một món rau ăn kèm giúp tăng khẩu vị, nhất là các món như: Nem thính, nem nắm, nem chua. Nhờ vị bùi, ngọt, hơi chát nhẹ, ăn kèm các loại lá khác như lá ổi, lá đinh lăng, nước chấm tỏi ớt chua chua, cay cay, ngọt ngọt, đây chắc hẳn là món ăn vặt vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe.

Người nào không nên dùng lá sung?

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, song lá sung có ăn được không lại cần tránh ở một số đối tượng như:

Bị xuất huyết trực tràng hay âm đạo không dùng cho đến khi ngưng chảy máu.

Lá sung có khả năng giảm lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Song người đường huyết thấp cần tránh sử dụng.

Người bị bệnh thận uống nước hoặc ăn lá sung nhiều có thể làm tình trạng bệnh trâm trọng hơn.

Cập nhật: 27/06/2024 Tổng Hợp
  • 310
  • 50.994