10 triệu dân châu Phi nguy khốn vì hạn hán

  •  
  • 1.659

Liên Hợp Quốc vừa cảnh báo: gần 10 triệu dân ở Mũi châu Phi (Horn of Africa) thuộc Đông Phi đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp nhân đạo vì khu vực này phải vật lộn với cơn hạn hán khủng khiếp nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

>>> Hạn hán đe dọa châu Âu

10 triệu dân châu Phi nguy khốn vì hạn hán
Một đứa bé người suy dinh dưỡng ở Karramoja, thuộc Uganda, một trong những khu vực kém phát triển nhất của Đông Phi.

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) cho biết nguyên nhân khí hậu đằng sau hạn hán là do La Nina, một hiện tượng khí tượng học tuần hoàn ảnh hưởng đến lượng mưa ở châu Phi và các lục địa khác.

Ngoài nguyên nhân chính là hạn hán gây nên khủng hoảng lương thực, cũng còn những nhân tố khác bao gồm xung đột trong khu vực, đặc biệt là ở Somalia, nơi có hàng nghìn người dân phải đi tị nạn.

Khủng hoảng càng tăng do giá cả thực phẩm và nhiên liệu đang tăng lên. “Hiện tay, những người nông dân chăn nuôi súc vật phải bán 5 con dê mới có thể mua được một bao ngô 90 kg , so với hai con một bao vào tháng giêng," theo Stephanie Savariaud thuộc Chương trình Thực phẩm Thế giới của UN.

Theo những số liệu mới nhất từ văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA), diện cần cứu trợ bao gồm 3,2 triệu dân ở Ethiopia, 3,5 triệu ở Kenya, 2,5 triệu ở Somalia, 600 000 ở đông bắc Uganda và 120 nghìn ở Djibouti.

Tuy vậy, thách thức lớn xuất hiện ở Somalia và Ethiopia nơi khoảng 65% dân số là nông dân kiếm sống bằng nghề nuôi và chăn thả gia súc. Nhiều con vật nuôi đã bị chết vì sự khử nước do hóa họa. Điều này đồng nghĩa họ bị tước đi nguồn thu nhập và thực phẩm duy nhất. Ông Ahmed cho hay thiếu đầu tư vào đường xá và các trung tâm buôn bán cũng có nghĩa các nông dân chăn cừu ở đây bị mất đường làm giàu, cách duy nhất giúp họ vượt qua những thời kỳ khắc nghiệt.

Hệ thống cảnh báo nạn đói sớm quốc tế (FEWS-NET) được điều hành bởi USAID cũng đứa ra số liệu về mức độ khủng khiếp của hạn hán. Các nhà nghiên cứu so sánh tổng lượng mưa năm 2010 với số liệu lịch sử từ 1950 đến 2011. Kết quả chỉ ra năm 2010 và 2011 là năm khô nhất và nhì ở 11 trên 15 vùng chăn nuôi cừu.

Hạn hán hiện tại rất khắc nghiệt, hơn nữa tác động của nó lại thêm nghiêm trọng do giá cả lương thực quá cao, khả năng đối phó giảm đi, và do cứu trợ nhân đạo hạn chế,” phân tích của FEWS-NET đã kết luận.

Nhà kinh tế học Shukri Ahmed thuộc FAO khẳng định nguyên nhân gây ra hạn hán chính là hiện tượng La Nina. Ông nói, “Chúng tôi đã dự đoán hiện tượng La Nina trong vòng 6 tháng qua. Khi nó xảy ra, thì sẽ có hạn hạn ở khu vực phía đông và lũ quét ở khu vực phía nam.

Ông Ahmed cho hay FAO đã liên tục đưa ra cảnh báo về hậu quả của La Nina, tuy nhiên quá ít kế hoạch đề phòng bất trắc đã được lập ra. Đây là lý do thiếu 40% ngân quỹ cần để khắc phục khủng hoảng, FAO tuyên bố.

Các dữ kiện vệ tinh phân tích bởi David Grims thuộc Đại học Reading, Anh quốc cũng phản ánh tình trạng khắc nghiệt của hạn hán hiện nay. Ông này cho biết lượng mưa đã giảm trong 3 mùa mưa liên tiếp ở Mũi châu Phi. Bình thường, mỗi năm có hai mùa mưa; từ giữa tháng 3 và tháng 5, và từ giữa tháng 10 và tháng 12. Trong đó tháng 4 là tháng cao điểm mưa cả năm.

Thông thường, sẽ có khoảng từ 120 đến 150 milimet nước mưa vào tháng tư, tuy nhiên số liệu vệ tinh cho biết có lẽ chỉ có khoảng 30 đến 40 milimet vào tháng 4 năm nay.”

Tuy cũng kết luận La Nina là nguyên nhân chính tác động đến hạn hán hiện tại, song ông Grimes cũng nói những yếu tố thời tiết khác cũng liên quan. Đó là nhiệt độ nước biển trên bề mặt Ấn độ dương cao hơn bình thường. Điều này gây ra nhiều mưa ở biển hơn trên đất liền.

Nguy cơ lớn nhất hiện nay là mưa sẽ tiếp tục giảm trong mùa mưa tới, Dan Williams thuộc Văn phòng Met Anh quốc, phán đoán. Ông này cũng nhấn mạnh thêm rằng hiện tại vẫn không thể nói liệu hạn hán này là kết quả của thay đổi khí hậu hay không.

Theo VietNamNet (Newscientist)
  • 1.659