Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái độc đáo với những những đặc điểm riêng biệt đã tạo ra sự phong phú cho thiên nhiên của chúng ta. Vậy hệ sinh thái rừng ngập mặn là gì, vai trò của rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam như thế nào thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ở rừng ngập mặn thì không phải loại cây nào cũng có thể sinh sống và phát triển được.
Rừng ngập mặn bao gồm nhiều loại cây sống trong khu vực nước mặn ở ven biển cũng như ở trong vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở rừng ngập mặn thì không phải loại cây nào cũng có thể sinh sống và phát triển được, ở đây chỉ những loại thực vật thích hợp với vùng nước ngập mặn thì mới có thể sinh sống và phát triển một cách tốt nhất.
Chính vì những yếu tố đó mà đã tạo nên một môi trường sinh trưởng và phát triển khắc nhiệt chỉ có những loại cây ngập mặn với những đặc tính riêng thì mới có thể sống và thích nghi một cách tốt nhất.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn được hình thành bởi nhiều yếu tố như động vật, thực vật và một số loại sinh vật khác.
Những khu rừng ngập mặn chỉ được lộ ra khi nước biển xuống thấp và khi nước biển dâng nên, điều này đã tạo ra một hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú và đa dạng với những đặc trưng riêng mà không phải hệ sinh thái rừng nào cũng có.
Hệ sinh thái thực vật và động vật tạo nên sự phong phú cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Để có thể tạo nên sự đa dạng và phong phú cho hệ sinh thái rừng ngập mặn thì cần phải có một số yếu tố sau:
Hệ sinh thái thực vật ở rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú như: sú, đước, vẹt, tràm, mắm… Đây là những loại thực vật đặc trưng nhất của rừng ngập mặn. Hiện nay còn có một số loại cây cỏ và một số loại cây bụi cũng có khả năng sống ở trong môi trường rừng ngập mặn rất nhiều. Điều này sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Những loại thực vật ở rừng ngập mặn thường phát triển với bộ rễ chùm giống như nơm, chúng phát triển một cách chằng chịt giúp chúng có thể phát triển và bám chắc trên nền đất.
Việc những loại thực vật ở đây rễ được phát triển dạng chùm có thể giúp có công dụng trong việc giảm đi sức chảy của dòng nước và tạo điều kiện cho trầm tích được bồi tụ.
Ở hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài sự phát triển của những thoại thực vật thì ở đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật và phần lớn là những loại hải sản.
Một số loại động vật sống dưới nước như: tôm, cua, cá, rùa, sò và gồm nhất nhiều động vật đáy.
Những loài động vật trên cạn như: khỉ, cò...
Nơi đây cũng là một một trường sống lý tưởng cho nhiều loài vi sinh vật như: tảo, nấm và cây dương xỉ.
Khí hậu, địa hình, thủy văn và độ muối trong rừng tạo điều kiện cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển.
Dưới đây là một số nhân tố quan trọng để tạo ra sự phát triển cho rừng ngập mặn cũng như sự đa dạng hệ sinh thái nơi đây:
Điều kiện về khí hậu như nhiệt độ, gió và lượng mưa là một trong những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như diện tích của rừng ngập mặn. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến phạm vi của rừng ngập mặn.
Để có thể giúp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn được phát triển thì cần phải có địa hình bờ biển nông cạn và ít sóng. Đây là những điều kiện lý tưởng để giúp cho sự phát triển của rừng ngập mặn.
Những địa hình như có bờ biển quá hẹp hoặc sâu thì không thích hợp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể phát triển được.
Thủy triều và dòng hải lưu cũng như dòng nước ngọt, những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới các loài động vật và thực vật nơi đây. Những yếu tố này ảnh hưởng qua mức độ ngập nước và thời gian ngập nước cũng như độ mặn của nước tới sự phát triển và sinh trưởng của động thực vật sống trong rừng.
Rừng ngập mặn thì độ mặn có trong nước đóng vai trò quan trọng của khu rừng ngập mặn. Với mức độ mặn nhiều hay ít sẽ làm ảnh hưởng tới sự phân bố các loài thực vật có trong rừng.
Hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 Ha. Với diện tích này thì Việt Nam đứng tốp đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới.
Do Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển và chạy dọc theo các tỉnh và thành phố, chính vì vậy mà rừng ngập mặn ở Việt Nam được phân bố dọc khắp đất nước hình chữ S.
Ở Việt Nam có một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng ngập mặn Rú Chà – Huế, rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam giang, rừng ngập mặn ở Cà Mau.
Nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37.000ha và đây cũng được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trong do thu hẹp về diện tác và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Tình trạng bị thu hẹp này là do việc khai thác chặt phá rừng diễn ra một cách phổ biến và hàng ngày. Ngoài nguyên nhân ở trên thì có nguyên nhân về môi trường như gió bão, sóng biển làm biến mất các diện tích rừng cũng như môi trường bị ô nhiễm.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ là nguồn cung cấp oxy mà còn giúp điều hòa không khí. Đây là một trong những lá chán giúp phòng hộ ven biển và phòng tránh được sự bào mòn của nước biển. Ngoài ra rừng ngập mặn còn có vai trò quan trọng đối với lợi ích kinh tế của chúng ta như:
Cung cấp nhiều loại dược liệu và nhiều chất đốt cho một số ngành công nghiệp hiện nay.
Tạo ra môi trường sống thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy hải sản. Đây cũng là một nơi thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan và khám về về rừng ngập mặn.
Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn hiểu hơn về hệ sinh thái rừng ngập mặn là gì, thực trạng rừng ngập mặn ở Việt Nam hiện nay cũng như vai trò của rừng ngập mặn đối với tự nhiên và đối với con người.