Xử lý xoài ra hoa ở phía Bắc

  •   3,34
  • 8.594

Xoài ra hoa

Xoài ra hoa (Ảnh: nuidaisuke)

Ở nước ta, cây xoài trồng chủ yếu ở miền Nam, còn ở miền Bắc trồng rất ít, lý do chính cũng là do khi xoài ra hoa đậu quả từ tháng 12 đến tháng 2 DL năm sau thường gặp các đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ thấp lại kèm theo mưa phùn, ẩm độ cao làm hoa và quả non bị rụng nhiều. Nếu có được thì chỉ là những giống xoài cũ mà bà con ta gọi là cây muỗm, cây quéo do sống lâu đời nên chịu được khí hậu lạnh của miền Bắc nhưng chất lượng kém, quả nhỏ và rất chua. Các giống xoài mới hiện nay rất ít giống chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt này.

Gần đây được biết Viện Nghiên cứu Rau quả có nhập từ Trung Quốc về một số giống xoài ra hoa muộn vào tháng 4-5 khi trời đã ấm và khô may ra có thể thích hợp để trồng ở phía Bắc, các giống này cũng chỉ đang trong quá trình thử nghiệm theo dõi. Riêng ở vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu) do có dãy Hoàng Liên Sơn che chắn gió mùa đông bắc nên tháng 1-2 khi hoa xoài nở, thời tiết tương đối ấm và khô nên hoa xoài ít rụng, trồng được. 

Ở miền Nam biện pháp xử lý cho xoài ra hoa trái vụ đã áp dụng khá phổ biến và có kết quả. Nhưng thường cũng chỉ làm trong mùa khô, ít mưa. Theo tôi, ở miền Bắc cũng có thể làm được nhưng khó làm, tốn công và kết quả có lẽ sẽ không cao. Nguyên lý của cách làm là khi đọt xoài đã sinh trưởng ở mức độ đầy đủ thì dùng một số biện pháp để làm cây tạm ngừng sinh trưởng mà chuyển sang giai đoạn phát dục, tức là ra hoa.

Cách làm cụ thể tôi xin tóm tắt để bà con tham khảo: Khi cây ra đợt đọt thứ 2 trong năm, lá đọt bắt đầu chuyển sang màu xanh nhạt như màu lá chuối non thì bắt đầu xử lý. Có hai việc chủ yếu cần làm: Trước hết phải ngưng tưới nước, làm sao cho đất khô trong thời gian 15 đến 30 ngày tùy đất cao hay thấp. Đồng thời dùng chất Paclobutrazol hòa nước tưới xuống gốc theo liều lượn

(Ảnh: botany)

g hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Hoạt chất Paclobutrazol ở ta hiện có nhiều sản phẩm với nhiều tên thương mại khác nhau với 3 loại hàm lượng là 10, 15 và 25% hoạt chất, liều lượng sử dụng cũng có khác nhau, cần chú ý hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc (điển hình trên thị trường gần đây có sản phẩm Saigon P1 15WP). Sau khi tưới Paclobutrazol và để đất khô một thời gian thì có thể tưới trở lại, đồng thời phun thêm KNO3 (có tên thương mại là Multi -K) để góp phần kích thích cho cây ra hoa nhanh và đồng loạt.

Cần chú ý là trong thời gian xử lý nếu trời mưa nhiều thì cây sẽ chậm hoặc ít ra hoa, nếu có điều kiện thì dùng bạt nilong phủ quanh gốc cây một thời gian để giữ đất được khô.

Dựa vào qui luật thời tiết ở đồng bằng Bắc bộ, theo tôi thời gian xử lý thích hợp có thể là vào tháng 4 & 5 DL. Lúc này trời ít mưa, khô ráo. Đến tháng 6, 7 khi xoài ra hoa trời nóng ấm và lượng mưa cũng chưa nhiều nên tỉ lệ đậu quả sẽ cao. Xử lý trước mùa đông, khi xoài ra hoa gặp lạnh cũng vẫn bị rụng nhiều. Để hạn chế rụng hoa và quả non, khi mầm hoa đã nhú đều, bạn nên bón thêm ít phân và phun các chất kích thích NAA hoặc GA3. Có thể phun tiếp một lần nữa khi quả bằng đầu ngón tay. Đồng thời cần chú ý phòng trừ sâu bệnh. Đối với bệnh thán thư có thể sử dụng thuốc Bendazol, Carbenzim, Thio-M phun sớm trước khi trổ bông 2-3 tuần, nếu có điều kiện nên phun định kỳ 5-7 ngày/lần cho đến trước thu hoạch, đối với bệnh phấn trắng thì phun dầu khoáng SK Enspray 99EC, thuốc trừ nấm gốc lưu huỳnh như Sulox hoặc Mexyl MZ vào giai đoạn trước khi xoài ra hoa và giai đoạn trái non.

Còn một vấn đề nữa cần chú ý là bình thường khoảng tháng 10 -11 xoài cũng ra hoa ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa về sau. Để hạn chế ra hoa tự nhiên, khoảng tháng 7-8, bạn bón phân đạm với lượng cao hơn một chút, nếu có vài đọt ra hoa thì cắt bỏ ngay.

Theo Báo Nông nghiệp, KHKT nông nghiệp
  • 3,34
  • 8.594