Cánh của các loài chim không bay, chân sau của cá voi, lông trên cơ thể người, mắt của loài cá mù... Những bộ phận này có mà như không, bởi chúng có vẻ hoàn toàn vô dụng.
1. Cánh của các loài chim không bay
Cánh của đà điểu và các con cassowary, chim kiwi, vẹt đêm New Zealand... là một dấu tích của một loại chi vô ích.
Nói chung, cánh chim là một cấu trúc phức tạp được chuyên hoá đặc biệt cho các chuyến bay và nó không hề khác nhau giữa các loài. Chỉ có điều, ở các loài chạy trên mặt đất, những cái cánh này không giúp chúng bay, mà được sử dụng cho việc cân bằng khi chạy và để ve vãn bạn tình trong những màn biểu diễn yêu đương.
2. Xương chân sau ở cá voi
Xương chân sau phóng to của cá voi. (Ảnh: LiveScience) |
Nhưng sau khi đã tiến hoá ở đây, một số loài thú lại quay về với nước, và chúng là tổ tiên của cá voi ngày nay. Mặc dù có vẻ như vô dụng, song tiến hoá đã để lại dấu tích các chân sau, và chúng ta vẫn có thể bắt gặp những cái chân thừa thãi này trên cá voi hiện đại.
Vết tích của đôi chân sau được tìm thấy trên cá voi, cá voi tấm sừng, cá voi lưng gù và trong nhiều mẫu cá nhà táng. Hầu hết các mẫu đều chỉ có xương chân, nhưng một số con còn có cả ngón chân hoàn chỉnh.
3. Lông trên cơ thể người
Động vật sử dụng bộ lông để giữ ấm cơ thể, và để xù ra khi gặp kẻ thù. Con người trong nhiều năm tiến hoá đã rũ bỏ bộ lông dày của tổ tiên, và khoác lên mình bộ lông ấm áp của những con vật khác. Và tất nhiên, ngày nay, một số loại lông trên cơ thể chúng ta vẫn có ích, chẳng hạn lông mày giúp ngăn mồ hôi khỏi rơi xuống mắt, và lông mặt ở đàn ông giúp tạo ấn tượng trước phái nữ. Nhưng nói chung, tất cả các loại lông khác đều là vô ích.
4. Xương cụt ở người
5. Mắt mù của loài cá Astyanax Mexicanus
Trong một thí nghiệm do tự nhiên thiết kế, một loài cá có tên Astyanax mexicanus, sống trong các hang sâu ngầm ngoài khơi biển Mexico, chẳng nhìn thấy gì cả. Loài cá này cũng có mắt, nhưng ngay khi còn phát triển trong trứng, mắt của nó đã bắt đầu thoái hoá, và con vật sinh ra với tàn dư của mắt được bao phủ bởi một lớp da.
Để kiểm tra xem mắt của những con cá mù có thể hoạt động nếu được tạo môi trường phù hợp, các nhà khoa học đã lấy thuỷ tinh thể khỏi mắt của những con cá bơi gần mặt nước và cấy nó vào mắt của con cá mù. Trong vòng 8 ngày, mắt bắt đầu xuất hiện dưới lớp da, và sau hai tháng, chúng đã nhìn lại được.
6. Răng khôn
Với ngần ấy sự đau đớn, mất thời gian và tiền bạc được đổ vào chiếc răng khôn, con người đã trở nên mệt mỏi vì những dấu tích của bộ hàm lớn thời các cụ tổ. Nhưng bất chấp sự coi thường của chúng ta, răng khôn vẫn tồn tại.
Có hai lý do có thể giải thích vì sao răng khôn lại trở thành "phế tích". Đầu tiên là bộ hàm con người trở nên nhỏ hơn so với tổ tiên của họ, và răng khôn phải cố gắng để chồi lên trong bộ hàm nhỏ hơn nhiều.
Lý do thứ hai là có nhiều việc phải làm với vệ sinh răng miệng. Vài nghìn năm trước thôi, việc một chàng thanh niên 18 tuổi bị mất phần lớn, thậm chí cả hàm răng là điều bình thường, và răng khôn trở nên có ích. Giờ đây, con người chải răng 2 lần mỗi ngày, và bộ răng có thể đi theo họ cả đời.
7. Cơ quan sinh sản của cây Bồ công anh
Bồ công anh, giống như tất cả các loài hoa khác, có nhị và nhuỵ phù hợp cho việc sinh sản, nhưng lại không dùng đến. Bồ công anh sinh sản mà không cần thụ tinh, chúng tự nhân bản chính mình, và khá thành công trong việc đó.
8. Sex giả ở loài thằn lằn trinh nữ Whiptail
Hành vi này có thể xem là một dạng thức không hoàn hảo, rơi rớt lại từ bản năng giao phối của tổ tiên chúng.
9. Mô vú và núm vú của đàn ông
Chủ đề núm vú của đàn ông khá nhạy cảm với nhiều người. Những người muốn loại bỏ thuyết tiến hoá có thể đưa ra câu hỏi này: Phải chăng đàn ông là hậu duệ của phụ nữ?
Câu trả lời là Không. Cả đàn ông và đàn bà đều có núm vú vì trong giai đoạn phát triển sớm của phôi thai, một đứa trẻ chưa ra đời thực tế là vô tính. Núm vú đã có mặt trong cả phôi nam và nữ; chỉ đến giai đoạn sau của bào thai, các testosterone mới thúc đẩy sự hình thành đặc điểm giới tính khác biệt.
Ở mọi loài thú, con đực và con cái đều có tuyến vú. Núm vú ở đàn ông là một dạng dấu tích cổ xưa, có thể từng có vai trò nhỏ trong việc kích thích tình dục và một số nhỏ đàn ông cũng có thể tiết sữa. Tuy nhiên, chúng không có chức năng đầy đủ và khối u có thể mọc lên trong mô ngực ở cả hai giới.
10. Ruột thừa ở người
Ở các loài động vật có xương sống ăn cỏ, ruột thừa lớn hơn nhiều và nó vẫn giữ chức năng giúp tiêu hoá thức ăn. Ruột thừa của người là một mẩu gắn vào chỗ ruột non ruột già gặp nhau và không trực tiếp hỗ trợ tiêu hoá. Các nhà sinh học tin rằng nó là một cơ quan còn sót lại từ các tổ tiên ăn cỏ.
T. An