10 điều thú vị về các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời

Tiểu hành tinh là một thiên thể đá, không có không khí, quay xung quanh Mặt Trời và có kích thước quá nhỏ để gọi là hành tinh.

Nguồn gốc tên gọi

Từ tiểu hành tinh (Asteroid), được đặt tên bởi nhà thiên văn học người Anh William Herschel, trong tiếng Hy Lạp nghĩa là "giống như sao". Đây là những thiên thể đá có kích thước quá nhỏ để gọi là hành tinh, theo Earth Sky.


Minh họa một tiểu hành tinh gần Trái Đất. (Ảnh: NASA).

Số lượng

Các nhà khoa học ước tính có khoảng 1,1 đến 1,9 triệu tiểu hành tinh có đường lớn hơn một kilomet nằm trong vành đai tiểu hành tinh ở giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc.

Phân loại

Tiểu hành tinh được phân thành 3 loại là tiểu hành tinh giàu carbon, silicate hoặc kim loại.

Kích thước

Nếu tất cả các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời gộp lại với nhau thành một khối hình cầu, nó vẫn sẽ nhỏ hơn Mặt Trăng.

Tiểu hành tinh lớn nhất


Tiểu hành tinh Ceres. (Ảnh: NASA).

Năm 1801, Giuseppe Piazzi, nhà thiên văn người Italy, phát hiện tiểu hành tinh Ceres lớn nhất trong hệ Mặt Trời, có quỹ đạo nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Ceres lớn đến mức khối lượng của nó bằng 1/4 tổng khối lượng ước tính của tất cả các tiểu hành tinh trong vành đai tiểu hành tinh cộng lại. Ngày nay, Ceres được phân loại là một hành tinh lùn.

Sứ mệnh khám phá tiểu hành tinh

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến thực hiện sứ mệnh thám hiểm tiểu hành tinh 16 Psyche hoàn toàn làm bằng kim loại sắt và niken trong vành đai tiểu hành tinh năm 2022.

Tiểu hành tinh gần Trái Đất

Tiểu hành tinh gần Trái Đất là tiểu hành tinh nằm cách quỹ đạo của Trái Đất nhỏ hơn 44 triệu km. Tính đến tháng 6/2017, các nhà khoa học phát hiện được tất cả 16.209 tiểu hành tinh gần Trái Đất, trong đó có 1.803 tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm.

Số tiểu hành tinh bay qua khí quyển Trái Đất

Mỗi năm thường có một tiểu hành tinh bằng chiếc xe hơi va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất, tạo ra quả cầu lửa khổng lồ và bị đốt cháy trước khi chạm tới mặt đất.

Tiếp cận tiểu hành tinh


Tiểu hành tinh Eros được chụp bởi tàu vũ trụ NEAR Shoemaker của NASA từ độ cao khoảng 200km. (Ảnh: NASA).

Một số nhiệm vụ không gian của NASA đã bay và quan sát các tiểu hành tinh. Ví dụ, nhiệm vụ tàu vũ trụ NEAR Shoemaker hạ cánh xuống tiểu hành tinh Eros vào năm 2001. Nhiệm vụ Dawn lần đầu tiên bay theo quỹ đạo xung quanh tiểu hành tinh năm 2011. Hiện tại, tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA đang trên đường tới tiểu hành tinh gần Trái đất gọi là Bennu. Nó sẽ đưa mẫu vật của Bennu trở lại Trái Đất để các nhà khoa học nghiên cứu.

Mặt trăng của tiểu hành tinh

Khoảng 1/6 số lượng tiểu hành tinh có một mặt trăng đồng hành nhỏ. Một số thậm chí còn có hai mặt trăng. Phát hiện đầu tiên về hệ thống tiểu hành tinh - mặt trăng vào năm 1993 là tiểu hành tinh Ida và mặt trăng Dactyl.

Cập nhật: 09/07/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video