Hài hước, khiêu khích và mang tính chất lôi kéo là những gì mà các khẩu hiểu du lịch hướng đến nhằm thu hút khách về thành phố hoặc quốc gia đang quảng bá.
Những khẩu hiệu du lịch đáng nhớ nhất thế giới
"Điều gì xảy ra ở Vegas, sẽ được giữ kín ở Vegas" là khẩu hiệu (slogan) của thành phố "tội lỗi" này. Nơi đây có các khu giải trí hoạt động bất kể đêm ngày như sòng bài, hộp đêm, vũ trường, quán bar... Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi gắn liền với lời chào mời này là hình ảnh một cô gái nóng bỏng.
Theo Doug Lansky, cố vấn kiêm nhà viết sách du lịch, khẩu hiệu "100% Pure New Zealand" (tạm dịch New Zealand 100% tinh khiết) đạt được thành công lớn. Nó đã bắt kịp xu hướng và trở thành một biểu tượng. Đất nước này từng gặp khó khăn trong việc theo đuổi mô típ cũ với hình ảnh những nơi xuất hiện trong phim Chúa tể những chiếc nhẫn.
Cơ sở cho khẩu hiệu của Ethiopia "13 tháng sáng ánh mặt trời" là theo lịch nước này, ngoài 12 tháng 30 ngày, họ còn có thêm 5-6 ngày tạo thành tháng thứ 13. Trên thực tế, điều này đã góp phần tạo nên sự thành công của du lịch Ethiopia - nơi nổi tiếng nắng ấm quanh năm.
Đối với các quốc gia không thích sự nhàm chán trong khẩu hiệu, Doug Lansky cho rằng dòng chữ "Nước lớn nhỏ bé" của Slovakia có thể là một ví dụ tốt bởi tính khá hài hước.
Quốc gia này nổi tiếng quanh năm nắng ấm, và đó là lý do các nhà lãnh đạo của ngành du lịch quyết định đánh cược với khẩu hiệu "Nhiều niềm vui hơn ở Philippines" để nói về thế mạnh các hoạt động giải trí ngoài trời. "Nó khiến tôi cảm thấy Philippines là một điểm đến vui vẻ với những con người dễ mến", Samantha North - một chuyên gia về thương hiệu cho biết.
Khẩu hiệu "Không thành phần nhân tạo" của đất nước Trung Mỹ này có thể khiến nhiều người bối rối. Doug Lansky cho biết: "Khẩu hiệu không phải là lý do để du khách quyết định đi đâu, mà họ đi vì những điều thú vị và mới lạ".
Đây có lẽ là một trong những logo, khẩu hiệu nổi tiếng nhất thế giới khi được in hàng loạt trên áo phông, cốc, quà lưu niệm hay áp phích quảng cáo. Đơn giản và dễ nhận diện là điều du khách có thể thấy ở đây. "Nó được tạo ra vào năm 1970 - thời điểm thành phố có những thay đổi rất lớn về mặt xã hội và trở thành một biểu tượng", bà Samantha North cho biết.
Khẩu hiệu quáng bá của thành phố này khi ra mắt đã tạo nên một làn sóng phản đối trong khu vực khi khẳng định Stockholm, Thụy Điển là thủ đô của bán đảo Scandinavia.
Nhiều người có thể cho rằng khẩu hiệu của Slovenia thiếu sáng tạo, nhưng bà Samantha North không nghĩ như thế. Khẩu hiệu này rất dễ thương với lối chơi chữ hài hước khi tô đỏ chữ Love (tình yêu) trong tên quốc gia này.
Đối với Doug Lansky, logo và khẩu hiệu của Nam Phi quá chung chung với những vòng tròn, hình vuông và dòng chữ "Điều đó là có thể". Nhưng bà Samantha North lại cho rằng nó khơi gợi sự suy đoán, khám phá của du khách.