10 loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 2012

Quỹ bảo vệ động vật quốc tế (WWF) vừa công bố danh sách 10 loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trong năm nay.


Rùa luýt. Đây là loài rùa lớn nhất thế giới và xuất hiện trên trái đất hơn 100 triệu năm. Loài này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao, do hoạt động đánh bắt và bị con người lấy trứng.


Đười ươi Sumatra là một trong hai loài đười ươi có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng sống ở phía bắc và tây đảo Sumatra, Indonesia. Số lượng loài suy giảm nhanh do môi trường sống thu hẹp.


Khỉ đột núi. Chúng được WWF xếp vào nhóm có nguy cơ biến mất trong năm 2012.


Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương. Loài này là nạn nhân của việc khai thác tràn lan. Số lượng loài đã giảm xuống mức báo động trong vài thập kỷ qua.


Cá heo Vaquita sống ở vịnh California, Mexico. Loài này được WWF xếp vào nhóm đặc biệt nguy cấp trong năm 2012.


Cá heo Irrawaddy. Chúng sống chủ yếu trên sông Mekong và Philippines. Chúng gần như tuyệt chủng bởi nạn săn bắt và mất môi trường sống.


Loài hổ hiện còn khoảng 3.200 con sống trong tự nhiên, giảm 97% trong vòng thế kỷ qua.


Báo tuyết. Loài động vật này còn khoảng 6.000 con sống hoang dã ở 12 quốc gia, nhưng số lượng loài đang giảm mạnh do nạn săn bắn và mất môi trường sống.


Tê giác Java. Số lượng tê giác Java (tê giác 1 sừng) chỉ còn 50 con. Tại Việt Nam, loài tê giác này vừa được tổ chức WWF công bố tuyệt chủng hồi tháng 10 năm ngoái.


Voi châu Á. Số lượng loài này ngày càng giảm và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video