10 vật lạ không thể đem lên máy bay

Nếu không muốn gặp rắc rối với cửa an ninh bạn nên bỏ lại những vật dụng như vợt cầu lông, nhiệt kế thực phẩm hay bật lửa zippo trước khi lên máy bay.

Dưới đây là 10 thứ chắc chắn không thể cùng bạn bước lên máy bay

1. Cọc buộc lều

Nếu muốn đi du lịch cắm trại hay tham gia các hoạt động, lễ hội ngoài trời và ngủ qua đêm bạn thường đem theo lều của mình. Tuy nhiên, các cọc buộc lều có đầu nhọn nên có thể trở thành vũ khí nguy hiểm gây thương tích cho con người.

2. Bật lửa zippo

Trên máy bay bạn được phép đem theo hộp diêm hoặc bật lửa dùng một lần, tuy nhiên với loại bật lửa bơm lại ga và dùng nhiều lần thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối với cửa kiểm tra an ninh. Nên nhớ rằng việc hút thuốc trên máy bay và đặc biệt là trong một phòng vệ sinh đóng kín có thể đưa bạn vào tù.

3. Vợt chơi cầu lông

Nếu như bạn đi du lịch và muốn chơi cầu lông thì không nên đem theo vợt vì chắc chắn sẽ bị chặn lại ở sân bay. Tuy nhiên, gậy bóng chày lại có thể qua được cửa an ninh. Hầu như mọi người đều không hiểu vì sao có luật lệ kỳ lạ như vậy vì gậy bóng chày dễ gây thương tích hơn một chiếc vợt cầu lông.

4. Oxy già, chất tẩy hoặc dung dịch clo

Hầu hết các loại hóa chất đều bị coi là nguy hại khi đem lên máy bay vì vậy bạn không nên nghĩ tới việc đem theo một lọ oxy già hay chất tẩy theo. Chúng có thể khiến bạn bị nhân viên an ninh chặn lại và kiểm tra nhiều lần. Không được mang một lọ thuốc tẩy sơn móng tay dưới 100 ml cũng thấy khó tin, nhưng khi liệt kê các thành phần có khả năng chế tạo được bom tại nhà. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đóng gói đồ đạc của mình.

5. Thuốc xịt động vật

Thuốc diệt muỗi vẫn được đem lên máy bay (dĩ nhiên là dưới 100 ml) tuy nhiên thuốc xịt các loại động vật khác lại không được phép. Lọ xịt côn trùng (kiến, gián...) cũng không thể đóng gói, kể cả trong hành lý miễn cước phí. Có điều gì vô lý ở đây? Nhiều người suy đoán có lẽ là do thành phần bên trong thuốc xịt muỗi không gây hại bằng các loại còn lại.

6. Pin cho xe lăn tự động

Nếu bạn là người khuyết tật và phải di chuyển bằng xe lăn tự động thì phải chắc chắn nó được nạp đủ năng lượng trước chuyến đi. Vì axit chì có trong hầu hết các loại pin nên pin dành cho một chiếc máy lớn như xe lăn thì chắc chắn chứa khá nhiều axit chì. Chúng có thể gây nguy hiểm cho chuyến bay bất cứ khi nào, nhất là nếu bị rò rỉ hoặc sử dụng như một vũ khí để tấn công bằng axit.

7. Chuỗi vòng có đinh mấu

Các vật sắc nhọn đều không thể mang tới sân bay hay đem lên phi cơ. Vì vậy, dù cho những chuỗi vòng có đinh mấu rất thời trang và đẹp tới mức nào bạn cũng nên để ở nhà nếu không muốn gặp rắc rối với nhân viên kiểm hành lý.

8. Máy uốn tóc dùng gas

Khí gas là một trong số những chất bị cấm trên máy bay vì dễ gây ra cháy nổ. Do đó bạn nên bỏ chiếc máy uốn tóc dùng gas lại nhà và đem loại sử dụng điện để thay thế. Điều khó hiểu là loại máy uốn, duỗi tóc dùng điện có thể tăng nhiệt độ đến mức cực nóng cũng dễ gây hại nhưng vẫn qua được cửa an ninh.

9. Sơn

Tất cả các dạng sơn (xịt, dung dịch...) đều bị cấm trên máy bay vì cũng có thể gây độc khi con người hít hoặc nuốt phải. Bình phun có chứa son khí - loại chất dễ cháy - sẽ gây nguy hiểm nếu trên chuyến bay có người đem theo bật lửa hay diêm.

10. Nhiệt kế thực phẩm

Nếu bạn là một đầu bếp và đang tìm việc hoặc khám phá ẩm thực ở nơi khác, có lẽ bạn sẽ đem theo một chiếc nhiệt kế thực phẩm. Tuy nhiên, vật này cũng bị cấm đem lên máy bay vì có chứa cồn hoặc thủy ngân (chất gây độc cho con người khi bốc hơi thành khí và lan ra trong khoang hành khách). 

Theo Vnexpress, The Richest
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video