11 vật thể bí ẩn trong vũ trụ mà con người chưa thể lý giải

Chuẩn tinh đôi, hành tinh lùn Haumea hay ngôi sao Tabby đều tồn tại những bí ẩn mà giới thiên văn chưa có lời giải đáp.


Tháng 9/2018, các nhà khoa học từ NASA phát hiện một luồng ánh sáng hồng ngoại đến từ ngôi sao neutron cách Trái Đất 800 năm ánh sáng. Điều này gây ngạc nhiên cho giới thiên văn bởi trước nay sao neutron vốn chỉ phát ra sóng vô tuyến và các tia có bức xạ năng lượng cao như tia X. (Ảnh: ESA).


Từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những tín hiệu vô tuyến cực mạnh và cực sáng chỉ kéo dài trong vài mili giây, được gọi là các vụ bùng nổ sóng radio nhanh (FRB). Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện một FRB lặp, nhấp nháy liên tục 6 lần. Tín hiệu thứ hai trong FRB đó từng được thấy trước đây. (Ảnh: NRAO Outreach).


Nuclear pasta
là dạng vật chất mạnh nhất trong vũ trụ được hình thành từ phần còn lại của một ngôi sao chết. Theo mô phỏng, các proton và nơtron của một ngôi sao đã chết khi bị nén cực mạnh, sẽ tạo ra những gợn "sóng ma" trong không gian. (Ảnh: NASA).


Hành tinh lùn Haumea
vốn đã kỳ lạ với hình dạng thon dài cùng hai Mặt Trăng quay xung quanh. Một ngày chỉ kéo dài vỏn vẹn 4 giờ tại đây. Nó có quỹ đạo quay trong vành đai Kuiper của Hải Vương tinh và là vật thể lớn quay nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời. Năm 2017, các nhà thiên văn học phát hiện ra vòng nhẫn cực đại quay xung quanh Haumea, có khả năng là kết quả của một vụ va chạm từ xa xưa. (Ảnh: IAA-CSIC).


Từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định sự hiện diện của vật chất tối, loại vật chất chiếm 85% vật chất trong vũ trụ. Cho đến tháng 3/2018, sự phát hiện về một ngân hà dường như không có bất kì vật chất tối nào đã khiến giới khoa học sửng sốt. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết ngân hà này được tạo nên từ khí gas thoát ra khi hai ngân hà khác hòa làm một, hoặc là đã có sự kiện gì đó xóa sổ toàn bộ số vật chất tối khỏi nó. (Ảnh: NASA).


Khi nói về sự kì lạ của các vệ tinh trong Hệ Mặt Trời, người ta thường liên tưởng đến Mặt Trăng núi lửa khổng Iồ của Mộc tinh, Triton của Hải Vương tinh. Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến Mặt Trăng Hyperion - vệ tinh tự nhiên của sao Thổ có vẻ ngoài bất thường với nhiều hố va chạm sâu trông như hòn đá bọt khổng lồ. Tàu vũ trụ Cassini của NASA thăm dò Thổ tinh từ năm 2004-2017 phát hiện vệ tinh này được tích điện bởi một chùm hạt tĩnh điện chạy ra ngoài không gian. (Ảnh: NASA).


Một neutrino (hạt không mang điện tích và khối lượng gần như bằng không) đơn lẻ và năng lượng cực kì cao đã đâm xuống Trái Đất ngày 22/9/2017. Tuy nhiên không chỉ có vậy, các nhà vật lý tại Đài thiên văn IceCube Neutrino ở Nam Cực khẳng định nhìn thấy tia neutrino có mức năng lượng tương tự ít nhất mỗi tháng một lần. Điều này giúp các nhà thiên văn học khám phá ra 4 tỷ năm trước đây, một neutrino đã bị ném xuống Trái Đất từ một chuẩn tinh quanh lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà đang tiêu thụ vật chất xung quanh. )Ảnh: Science Communication Lab).


DGSAT I là thiên hà siêu khuếch tán
, nghĩa là dù cho nó có độ lớn như một thiên hà bình thường trong dải ngân hà, các ngôi sao của nó được trải ra rất mỏng đến mức gần như vô hình (do ánh sáng quá yếu). Theo quan sát vào năm 2016, các nhà khoa học nhận thấy DGSAT I chỉ đơn độc, không như các thiên hà siêu khuếch tán khác thường được tìm thấy trong các cụm thiên hà đông đúc. Đặc điểm của nó cho thấy vật thể mờ nhạt này được hình thành trong kỷ nguyên rất sớm của vũ trụ, khoảng 1 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Nói cách khác, DGSAT I chính là một hóa thạch sống còn tồn tại đến ngày nay. (Ảnh: Romanowsky).


Chuẩn tinh song sinh
là hai vật thể khổng lồ có thể uốn cong ánh sáng, đủ để làm biến dạng hình ảnh những thứ phía sau chúng. Khi phát hiện thấy một chuẩn tinh từ vũ trụ sơ khai qua kính thiên văn Hubble, các nhà khoa học đã sử dụng nó để ước tính tốc độ giãn nở của vũ trụ và thấy rằng nó đang giãn nở nhanh hơn so với trước đây - một phát hiện phủ định lại các phép đo lường hiện có. (Ảnh: NASA Hubble Space Telescope).


Hành tinh lang thang
là những vật thể bị chính lực hấp dẫn của chúng đẩy ra khỏi hành tinh mẹ. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong hệ cụm các hành tinh lang thang một vật thể kích thước như hành tinh là SIMP J01365663+0933473 có từ trường mạnh hơn 200 lần so với Mộc tinh, đủ để tạo ra cực quang nhấp nháy trong bầu khí quyển có thể quan sát từ Trái Đất bằng kính viễn vọng vô tuyến. (Ảnh: NRAO).


Khi nhà thiên văn học Tabetha Boyajian thuộc Đại học bang Louisiana và các đồng nghiệp của cô lần đầu tiên nhìn thấy ngôi sao có tên là KIC 846285, họ đã bị sốc. Biệt danh là ngôi sao Tabby, vật thể này sẽ giảm độ sáng theo các khoảng thời gian không đều, đôi khi giảm tới 22% độ sáng, khiến bề mặt của nó trông như lông mèo mướp. Các lý thuyết khác nhau đã được đưa ra, bao gồm cả khả năng tồn tại cơ sở hạ tầng của người ngoài hành tinh đang che phủ bề mặt. Ngày nay, hầu hết nhà nghiên cứu tin rằng ngôi sao được bao quanh bởi một vòng bụi bất thường gây ra các mảng bóng tối. (Ảnh: SentientDevelopments).

Cập nhật: 17/03/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video