Tìm thấy nhiều dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa

Ngày 9/12, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo robot tự hành Curiosity (Tò mò) tìm ra dấu hiệu hồ nước từng tồn tại và vi khuẩn sinh sôi nảy nở trên sao Hỏa.

Theo báo USA Today, NASA cho biết các hình ảnh và mẫu đất do robot Curiosity thu thập cho thấy nhiều con sông từng chảy về một hồ lớn hoặc nhiều hồ nhỏ và cả các vùng châu thổ ở đáy vùng trũng Gale từ nhiều triệu năm về trước. Các chuyên gia NASA gọi đó là hồ Gale.

Hồ Gale trở thành môi trường lý tưởng cho sự sống cấp độ vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu năm. Khảo sát cho thấy bề mặt hồ Gale đã khô cạn từ lâu nhưng nước vẫn có thể tồn tại trong lòng đất.

“Sự tồn tại của hồ Gale cung cấp đủ thời gian cho sự sống phát triển” - nhà khoa học NASA Michael Meyer khẳng định.


Ảnh robot Curiosity chụp bề mặt sao Hỏa - (Ảnh: NASA)

Trước đó robot Curiosty cũng tìm thấy dấu vết của một hồ nước ở khu vực Yellowknife Bay trên bề mặt sao Hỏa. Các thí nghiệm cho thấy nước từng tồn tại ở khu vực này rất trong lành và có thể uống được.

Nhóm chuyên gia thuộc Chương trình khám phá sao Hỏa (MEP) của NASA đánh giá mọi bằng chứng đều cho thấy các hồ và châu thổ từng tồn tại trên bề mặt sao Hỏa trong quá khứ. Điều đó cho thấy sao Hỏa thời kỳ trước đây có điều kiện lý tưởng cho sự sống tồn tại.

“Là nhóm khoa học, sao Hỏa đối với chúng tôi rất hấp dẫn, có đủ yếu tố của một hành tinh có thể ở được - tiến sĩ John Grotzinger thuộc MEP nhấn mạnh - Không chỉ là khu vực ở hồ Gale hay một số nơi khác mà trong nhiều giai đoạn khác nhau trên khắp sao Hỏa”.

Mới đây, robot Curiosity cũng phát hiện dấu vết cho thấy một số hợp chất hữu cơ, nền tảng của sự sống, có tồn tại trên bề mặt sao Hỏa.

NASA sẽ tổ chức cuộc họp báo vào ngày 14/12 để công bố “thông tin mới” về cuộc tìm kiếm hợp chất hữu cơ trên sao Hỏa.

Chuyên gia Roger Summons của MEP đánh giá các dữ liệu Curiosity thu thập được cho thấy sao Hỏa thời kỳ đầu khá giống Trái đất. Trong 1 tỉ năm đầu tiên, cả hai hành tinh đều có môi trường ổn định, phù hợp với sự sống.

Giới khoa học xác định sự sống bắt đầu nảy mầm trên Trái đất 3,8 tỉ năm trước đây và điều tương tự cũng có thể đã xảy ra trên sao Hỏa. Tuy nhiên sự tương đồng với Trái đất mất đi sau khi sao Hỏa đánh mất bầu khí quyển ở giai đoan cuối của 1 tỉ năm đầu tiên.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video