12 mẹo tâm lý học ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày

Có một số mẹo tâm lý hoạt động ở trong tiềm thức của bạn. Nắm vững những mẹo này không những có thể giúp bạn đạt được niềm tin, nhận được sự chấp thuận từ người khác mà còn có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, áp lực công việc và cuộc sống. Dưới đây là 12 mẹo tâm lý mà bạn có thể ứng dụng được trong cuộc sống hàng ngày.

1. Khi cười, bạn luôn nhìn vào người mình thích nhất

Một nghiên cứu cho thấy, sau một câu chuyện cười hay một vấn đề thú vị, mọi người theo bản năng sẽ cười và nhìn về phía người mà họ thích nhất trong đám đông. Vì vậy, để biết rõ hơn về ai đó hãy chuẩn bị nhiều câu chuyện thú vị và tập quan sát ánh mắt của người đó.

2. Nhai khi lo lắng

Trước một cuộc hội thoại quan trọng, chẳng hạn như một cuộc diễn văn hoặc đứng trước một đám đông, khiến bạn cảm thấy lo lắng. Khi đó, nhai kẹo cao su hoặc đi ăn gì đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.Trong tự nhiên theo bản năng, không một loài vật nào đi ăn trong sự nguy hiểm. Khi đang nhai, não bộ sẽ tự đánh lừa chính nó rằng bạn đang an toàn và tiết ra một tín hiệu khiến bạn bình tĩnh lại và thư giãn.

3. Nhìn chằm chằm vào một người để lấy được thông tin

Khi hỏi điều gì đó và bạn nhận được câu trả lời không thuyết phục và sai sự thật, thì cách tốt nhất để lấy được thông tin từ họ là nhìn chằm chằm vào mắt họ và giữ im lặng. Trong trường hợp đó, không ai có thể chịu nổi sự im lặng và họ sẽ kể cho bạn nghe bất cứ điều gì để có thể kết thúc sự im lặng đó.

4. Hãy tưởng tượng rằng người tuyển dụng hoặc người quản lý tương lai của bạn là một người bạn tốt của bạn

Để không cần lo lắng trong buổi kiểm tra năng lực hay một cuộc phỏng vấn, hãy luyện tập cách tưởng tượng đối phương là một người bạn thân thiết đã lâu không gặp. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy bớt lo lắng ngay lập tức. Và chính vì thế, bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong cuộc phỏng vấn và sẽ trả lời tốt hơn các câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra.

5. Nếu bạn phải làm việc thường xuyên với nhiều người, hãy đặt tấm gương ở đằng sau bạn

Khi giao tiếp với nhiều người trong môi trường làm việc, hãy đặt một tấm gương nhỏ ở ngay sau lưng bạn. Bạn sẽ bất ngờ đấy, mọi người sẽ trở nên lịch sự hơn và sẵn sàng giao tiếp với bạn một cách cởi mở. Vì đơn giản là chẳng ai muốn tự nhìn thấy bản thân mình giận dữ hoặc khó chịu trong gương cả.

6. Khi bạn cảm thấy ai đó đang nhìn bạn, hãy ngáp

Hãy nhìn vào bức hình đi... Bạn đang ngáp, đúng không? Khoa học chứng minh rằng ngáp có thể lan truyền từ người này sang người khác trong tích tắc. Nếu bạn muốn nhận biết ai đó đang nhìn bạn, bạn chỉ cần ngáp và sau đó nhìn xung quanh, câu trả lời sẽ xuất hiện thôi.

7. Nếu muốn ngừng một cuộc cãi vả, hãy tìm gì đó để ăn và đứng giữa cuộc cãi vã

Hiện tượng này gọi là "Snackman Effect". Như đã nói ở mẹo số 2, việc ăn uống luôn đi kèm với sự thư giãn, cho nên tỉ lệ ai đó tấn công một người đang ăn là rất thấp và cuộc cãi vả sẽ đi đến hồi kết hầu như ngay lập tức.

8. Nếu bạn muốn thoát khỏi một món đồ vật nào đó, hãy đưa nó cho ai đó trong khi đang nói chuyện với họ

Hãy hỏi người đó một câu hỏi cá nhân hoặc nhờ họ đưa ý kiến về vấn đề nào đó, não họ sẽ suy nghĩ và chỉ tập trung vào câu trả lời. Trong khi đó, những hành động trên cơ thể họ sẽ được "tự động hóa" và thực hiện trong vô thức. Cụ thể hơn, họ sẽ nhận lấy bất cứ thứ gì mà bạn đưa mà không cần suy nghĩ.

9. Muốn kết bạn dễ dàng hơn, hãy nhờ họ giúp đỡ

Điều này khá đơn giản, chỉ cần nhờ họ truyền cho chai nước tương trên bàn, đưa cho miếng khăn giấy hoặc hỏi mượn cây bút. Một lần nữa, não bộ lại tự đánh lừa chính nó và tiết ra tín hiệu rằng họ hữu ích và tỏ ra thân thiện hơn khi giúp đỡ được ai đó.

10. Lên kế hoạch những cuộc họp, buổi hẹn quan trọng khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày

Con người có xu hướng nhớ lại những gì đã xảy ra hôm trước ở buổi sáng sau khi thức dậy hoặc những gì đã xảy ra trong ngày dài đó ở buổi tối trước khi ngủ. Ngoài ra, những chuyện khác đều trở nên nhạt nhòa. Đó là lý do bạn nên lên lịch những sự kiện quan trọng sắp tới trong khoảng thời gian này. Cũng như khi bạn có một cuộc phỏng vấn, hãy cố gắng trở thành người đầu tiên hoặc người cuối cùng trong buổi phỏng vấn.

11. Nên chú ý hướng mũi chân trong khi đang trò chuyện với người khác

Hướng mũi chân của một người có thể bộc lộ được cảm xúc thật của người đó trong cuộc trò chuyện. Khi bạn đi lại gần một ai đó để trò chuyện mà họ chỉ quay người lại mà không hướng mũi chân về phía bạn, điều đó cho thấy họ không thật lòng muốn nói chuyện với bạn.
Trường hợp họ quay cả chân về phía bạn, nhưng hai mũi chân lại hướng về hai phía khác nhau, điều đó cũng có nghĩa rằng họ đang không có hứng thú và muốn rời khỏi cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt.

12. Hãy bắt chước cử chỉ của người đối diện (một cách tự nhiên nhất)

Tâm lý học cho thấy con người rất dễ kết thân những người có cùng sở thích, quan điểm, biểu cảm hay đơn giản là những hành động giống mình. Vì vậy, cách đơn giản nhất để đạt được niềm tin từ ai đó là hãy có những cử chỉ, hành động giống đối phương (tất nhiên là không phải những hành động xấu xa, xấu xí nha) và đừng nên lạm dụng quá nha.

Cập nhật: 15/04/2020 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video