Những loại rau gia vị thường có mùi đặc trưng. Nhưng không phải ai cũng thấy dễ chịu khi ngửi mùi của chúng. Nguyên nhân bởi cảm giác không thích ấy đã hằn sâu trong gene chúng ta.
Giáo sư Russell Keast - chuyên gia về khoa học cảm giác và thực phẩm tại Đại học Deakin, Úc giải thích rằng bên trong mũi mỗi chúng ta có các thụ thể khứu giác chịu trách nhiệm xác định các hợp chất dễ bay hơi trong khí quyển, bao gồm cả hợp chất từ thực phẩm.
Rau ngò rí hay rau mùi là một loại thảo mộc, rau gia vị phổ biến trên mâm cơm người Việt - (Ảnh: EW Gaze).
Tất nhiên, mỗi người lại có những cảm giác về mùi rất khác nhau. Một mùi hương có thể là dễ chịu đối với người này nhưng lại rất khó chịu với người khác. Lý do là bởi số lượng, loại và cấu trúc tự nhiên các thụ thể khứu giác mỗi người là khác nhau.
Do đó, tùy thuộc vào thụ thể khứu giác của mỗi người mà có người thấy rau ngò rất thơm, rất dễ chịu và ngon miệng, còn có người lại thấy nó hăng, cay hoặc tệ hơn là có mùi hương như xà phòng.
Sự khó chịu của một người đối với thảo mộc và rau gia vị cũng có thể liên quan đến cách người đó tiếp xúc với nó trong thời thơ ấu.
Ví dụ, bạn sinh ra trong một gia đình có truyền thống ăn thực phẩm nhiều hương vị thì bạn sẽ có nhiều khả năng thích mùi hương rau ngò và thảo mộc hơn người khác. Điều này cũng đúng với những hương vị khác như mùi nước mắm, mùi phô mai, mùi pho mát xanh.
Theo giáo sư Russell Keast, nếu không thích mùi rau ngò thì cũng không nhất thiết phải cố gắng nếm mùi vị của nó, dù loại rau này được đánh giá là tốt cho sức khỏe.
Tất cả các thực phẩm khác cũng vậy. Bởi một người nếu đã có sự thích nghi các hương vị khác nhau về mặt di truyền và thường xuyên ăn loại thức ăn đó, thì sẽ dễ dàng ăn mà không phải học cách làm quen với nó nữa.