14 tấm ảnh khoa học kỳ lạ

Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều kỳ thú của khoa học mà bạn chưa từng biết đến, với những hình ảnh đáng ngạc nhiên do Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp giới thiệu. 

Ảnh 1: Nhuỵ hoa qua kính hiển vi điện tử quét: trông giống như một chiếc vương trượng dát vàng được trang trí thêm bởi những viên mã não màu hồng.

Ảnh 2: Lát băng được quan sát bởi ánh sáng phân cực. Mẫu băng này có tuổi đời 280.000 năm, được lấy ở độ sâu 2876m từ lòng sông băng Vostok, châu Nam cực. Trong bức ảnh là rất nhiều tinh thể băng với những màu sắc thay đổi tuỳ theo hướng. 

Ảnh 3: Tấm ảnh này thuộc về một nhà nghiên cứu của Trung tâm Toán học Ứng dụng, Trường Đại học Bách khoa Pháp. Đây là kết quả của sự mô phỏng bằng máy tính. Hình ảnh cho phép quan sát rõ hơn quỹ đạo trong sơ đồ phân tử dưới tác động của trọng lực. 

Ảnh 4: Đây là bức ảnh chụp zeolit qua kính hiển vi điện tử quét. Zeolit là tinh thể của phức hợp silic và nhôm, chúng tồn tại ở trạng thái tự nhiên trong dung nham. 

Ảnh 5: Một đàn chuột biến đổi gen, trong số đó, các nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Neurobiologie, Plasticité Tissulaire et Métabolisme Énergétique (thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp) đã nhận diện những con chuột mang các tế bào có chứa một loại protein huỳnh quang. Đối với những nhà khoa học, điều này hỗ trợ cho việc theo dõi những tế bào ghép trong mô mỡ ở chuột. 

Ảnh 6: Qua 2 lớp lam kính dưới kính hiển vi, những tinh thể lỏng này cho chúng ta thấy một cấu trúc khá lộn xộn. Đây là những tinh thể lỏng thuộc dạng “sét tẩy” smectique, có khả năng phản ứng với những xung động điện chỉ trong một phần triệu giây so với một phần nghìn ở các tinh thể lỏng thông thường. 

Ảnh 7: Hình ảnh này được thực hiện bởi kính hiển vi điện tử quét. Màu sắc trong ảnh chỉ là giả định, và chỉ có tác dụng giúp các nhà khoa học phân biệt rõ hơn các chi tiết. Mỗi hình cầu, được cấu tạo bởi các phân tử polymetyl metacrilat (tương tự như thành phần cấu tạo nên thuỷ tinh hữu cơ), là một capxun của hàng chục micron cấu thành dịch thơm. Hợp chất này có thể dùng để sản xuất các loại thuốc có độ thẩm thấu chậm. 

Ảnh 8: Đây là một vách đá muối được trưng bày trong buổi giới thiệu mỏ muối Realmonte ở Sicile. Vách đá này được cấu tạo bởi natri clorua (màu trắng) và muối kali hyđroxít (màu be). Những đường vân thể hiện “cuộc khủng hoảng Messinien”, một giai đoạn trong lịch sử hình thành địa chất (khoảng 5,5 triệu năm trước), khi biển Địa Trung Hải bị cạn nước và muối của nó hình thành nên những lớp dày dưới đáy sâu. 

Ảnh 9: Có gì ẩn chứa sau bức tranh 2 màu này chăng? Hình ảnh này được thực hiện bởi kính hiển vi điện tử với độ phân giải cao, hiển thị 2 hạt olivin - một xanh và một đỏ. Olivin là một trong những loại khoáng phong phú nhất được tìm thấy ở các loại đá trên trái đất. Cái tên olivin bắt nguồn từ màu xanh oliu của nó. 

Ảnh 10: Những hình dạng trong bức ảnh dưới đây cho thấy thiên nhiên thật sáng tạo dưới góc nhìn kính hiển vi. Đây là những tinh thể protein của bò, hay còn gọi là chất BPTI (Chất ức chế tripxin trong tuyến tuỵ của bò). BPTI được dùng như chất chống đông trong một vài phẫu thuật tim. 

Ảnh 11: Trong bức ảnh là một trong số nhiều hòn đảo tạm thời được tạo nên bởi dòng sông Rio Negro. Bức ảnh này do Hervé Théry, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Tư liệu châu Mỹ Latin (Credal), chụp từ máy bay. Lý do tạo nên hình trái tim kỳ lạ này? “Sự thay đổi thất thường của trầm tích và xói mòn có thể làm nên những điều kỳ diệu". - Hervé Théry giải thích. 

Ảnh 12: Dưới đây là hình ảnh của plasma trên một lớp đioxit titan. Trong ống thuỷ tinh, giữa các điện cực ở 2 đầu cực, các nhà khoa học của thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý và Công nghệ Plasma I (LPTP) đã ion hoá chất khí bằng cách tạo ra sự phóng điện. Kết quả: chất khí biến thành plasma - trạng thái thứ tư nổi tiếng của vật chất. 

Ảnh 13: Bức ảnh dưới đây chụp tinh thể băng ở châu Nam cực. Những hình dạng kỳ lạ này có rất nhiều trên vách hầm trữ băng khoan thuộc Dự án khoan băng châu Âu ở Nam cực (European Project for Ice Coring in Antarctica - EPICA). Dự án này cho phép khai thác 1 cột băng cao 3km tại địa điểm Dôme C. Việc phân tích các mẫu băng sẽ cho phép các nhà nghiên cứu xây dựng lại lịch sử khí hậu 800.000 năm qua. 

Ảnh 14: Bạn có thể tưởng tượng được không, đây là một phần rất nhỏ của 1 dụng cụ thời tiền sử: một mẩu lưỡi dao to bằng ngón tay cái được làm bằng đá. Đây là một mẫu nghiên cứu cho bộ môn phân tích chức năng dụng cụ, một ngành khoa học phát triển từ ngành ma sát học, nghiên cứu cách khôi phục chức năng những đồ vật khảo cổ dựa trên cơ sở các phân tích hao mòn của chúng.

Theo VietNamNet (L’Express)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video