20/11/1998 - Module đầu tiên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS bay vào không gian

Sự việc này được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu một kỷ nguyên hợp tác mới trong công nghệ vũ trụ giữa hai cường quốc Nga và Hoa Kỳ sau nhiều thập niên đối đầu.

20/11/1998 - Zarya module đầu tiên của Trạm vũ trụ quốc tế bay vào không gian

Với cái tên Zarya - nghĩa là Bình minh trong tiếng Nga, đây là loại module dạng khối chức năng vận chuyển hàng hóa (Functional Cargo Block). Nó được Nga chế tạo dưới sự đầu tư chí phí của Hoa Hỳ, một điểm nhấn mạnh ý nghĩa khoa học không biên giới của Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ngày 20/11/1998, Zarya tiến vào khoảng không mênh mông bên ngoài Trái Đất dưới sự hỗ trợ của tên lửa đẩy Proton-K do chính Nga chế tạo từ sân bay vũ trụ Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan.

Sự việc này được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu một kỷ nguyên hợp tác mới trong công nghệ vũ trụ giữa hai cường quốc Nga và Hoa Kỳ sau nhiều thập niên đối đầu. Sau khi ở trên quỹ đạo vài tuần tới ngày 7/12/1998, Zarya đã được kết nối với module Unity bởi tàu con thoi Endeavour. Module Unity được phóng lên quỹ đạo bằng tàu Endeavour vào ngày 4/12 trước đó. Module này được chế tạo bởi Trung tâm không gian liên bang nghiên cứu và sản xuất Khrunichev ở Moscow theo một hợp đồng với hãng Boeing.

Nhiệm vụ chính của Zarya là điều chỉnh hướng cho trạm, đảm bảo thông tin liên lạc với mặt đất cũng như cung cấp năng lượng cho module Unity trước khi những chức năng này được giao lại cho module hậu cần Zvezda, dự định được đưa lên quỹ đạo 6 tháng sau đó. Tuy nhiên, do một sự đình trệ mà phải hai năm sau module thứ 3 này của trạm ISS mới được phóng lên. Zvezda là một module hậu cần (service module) cung cấp những điều kiện sống đầu tiên tạo tiền đề cho những phi hành đoàn đầu tiên sinh sống trên trạm. Hiện tại, chức năng chủ yếu của Zarya là để tích trữ hàng hóa cũng như là hành lang nối các bộ phận thuộc phần của Nga trên ISS.

Zarya có chiều dài 12,6m, bề rộng lớn nhất của nó là 4,1m và nặng tới 19.323kg. Thời gian hoạt động dự kiến của nó là 15 năm, nhưng có thể còn lâu khi hiện tại Zarya vẫn hoạt động bình thường. Module này nhận năng lượng từ 2 tấm pin năng lượng mặt trời có kích thước 10,7m x 3,4m. Mỗi tấm được bao bởi một tấm kính có phủ một lớp chuyển đổi quang điện. Các tấm năng lượng mặt trời này được bung ra sau khi module được đưa vào quỹ đạo, khoảng 90% năng lượng được hấp thu từ bên bề mặt hướng về phía Mặt Trời, 10% còn lại là ở bề mặt kia thu được từ ánh sáng mặt trời bị phản xạ bởi Trái Đất. Năng lượng được nạp vào 6 bộ dữ trữ điện niken-cadmi trong hệ thống cung cấp năng lượng và hệ thống này có thể cung cấp một công suất trung bình khoảng 3 kW điện.

Trong giai đoạn đầu của dự án ISS, hệ thống này dùng để cung cấp năng lượng cho 2 module Zarya và Unity. Sau này, khi module Zvezda được bổ sung thì toàn bộ hệ thống chuyển về sử dụng cho một mình Zarya còn nhiệm vụ cung cấp năng lượng được Zvezda đảm nhận. Ngoài ra, 16 thùng chứa xăng ngoài của Zarya còn có thể chứa tới 5,4 tấn nhiên liệu. Hệ thống điều chỉnh hướng của module gồm 24 vòi đẩy (steering jet) lớn và 12 vòi đẩy nhỏ, hai động cơ lớn có thể dùng để nâng độ cao cho trạm cũng như để thay đổi quỹ đạo trước khi Zvezda được lắp ghép vào trạm. Các cổng lắp ghép của nó có thể cho phép sự lắp ghép với tàu chuyên chở người Soyuz cũng như tàu vận tải không người lái Progress đều của Nga. Module này đã được chỉnh sửa để có thể được nạp nhiên liệu bởi tàu vận tải Progress mỗi khi tàu này đậu vào cổng lắp ghép phía dưới của module.

Theo genK.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video