Trong khoảng thời gian 5 năm đó “đường cong” đi lên biểu thị sự phát triển băng thông rộng sẽ dần dần trở nên thẳng hơn biểu thị một tốc độ phát triển nhanh hơn mạnh mẽ hơn.
Xu hướng đi lên này sẽ được tiếp tục trong năm tới – năm 2006 khi mà ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng băng thông rộng hơn cũng như tốc độ băng thông truy cập hiện có cũng tăng lên đáng kể.
Theo các chuyên gia thì nếu chỉ có riêng tốc độ cao thôi thì không đủ mà vấn đề chủ chốt ở đây phải là phát triển các loại hình dịch vụ dựa trên nền tảng băng thông rộng. Do vậy có thể dự báo trước là trong năm tới sẽ có thêm một loạt các dịch vụ dựa trên nền tảng băng thông rộng được cho ra mắt.
Ian Fogg – chuyên gia phân tích hàng đầu của Jupiter - dự đoán rằng 2006 sẽ là năm của “cuộc xung đột” giữa hai lĩnh vực dịch vụ dịch vụ trên nền tảng băng thông rộng - truyền hình và điện thoại.
“Đây sẽ là chủ đề tranh luận chính trong năm 2006 khi mà căng thẳng gia tăng giữa một bên là những gì mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet đưa ra với một bên là những gì mà các tổ chức thứ ba khác cung cấp,” Ian Fogg cho biết.
Tiếng nói sáng tạo
Một số các công ty như tập đoàn truyền thông lớn nhất nước Anh BBC hay Apple sẽ phải cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ Internet để đưa các nội dung lên máy tính của mọi người sử dụng trên thế giới và đến cuối năm 2006 thì “đó có thể vẫn chưa được gọi là Truyền hình”, Fogg cho biết.
Điều tương tự chắc chắn cũng sẽ xảy ra trên mặt trận điện thoại qua mạng Internet chắc chắn cũng xảy ra điều tương tự khi mà các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải cạnh tranh với các công ty như Vonage và Skype trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông trên nền tảng băng thông rộng.
2006 cũng sẽ là năm mà các chuyên gia sẽ phải ngồi lại với nhau và tập trung sự chú ý đến blog, podcasts cũng như một số nội dụng khác. “Nhưng vấn đề này có thể sẽ vẫn là một sở thích thú vị nhưng lại đặt ra một câu hỏi lớn là ‘sự tác động ngược trở lại Internet của người sử dụng các loại dịch vụ này sẽ là gì?’”, Fogg nói.
Hứa hẹn về một thế hệ công dân mới đầy tính sáng tạo có thể giúp chúng ta hồi tưởng về những gì đã được nói về “mạng” – hay Internet – trong những ngày đầu tiên ra mắt của web. Cho đến nay, mặc dù mạng băng thông rộng đã có mặt ở hơn 50% số gia định ở Anh quốc cũng như ở châu Âu thì có lẽ vẫn còn chỗ dành cho việc thổi phồng một sự thật.
Nhanh hơn và rẻ hơn
2005 thực sự là một năm đầy thú vị với người sử dụng mạng băng thông rộng trên toàn thế giới khi mà tốc độ của mạng băng thông rộng đã được cải thiện đáng kể. Tốc độ truy cập không ngừng được nâng lên trong khi giá thành lại ngày càng giảm mạnh khi mà các nhà cung cấp dịch vụ đưa vào ứng dụng các công nghệ mới.
Ngó lại thị trường băng thông rộng tại Việt Nam chúng ta cũng thấy một điều tương tự. Trong năm qua giá thành sử dụng mạng băng thông rộng - dịch vụ ADSL - tại Việt Nam đã giảm đáng kể. Phải nói là các nhà cung cấp dịch vụ đang sử dụng biện pháp giá cả để cạnh tranh giành thị phần với nhau nhưng cũng có nhà cung cấp sử dụng song song cả hai biện pháp – giá cả và tốc độ. Ở đây chúng tôi xin phép không bàn đến vấn đề chất lượng dịch vụ vì đây là một vấn đề chúng ta cần phải ngồi lại và tốn giấy mực để thảo luận với nhau.
Lấy ví dụ như nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Việt Nam là Công ty điện toán và truyền số liệu VDC chẳng hạn. Trong năm 2005 nhà cung cấp dịch vụ Internet này đã tiến hành một số biện pháp hạ giá thành dịch vụ MegaVNN của mình nhằm mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển của mạng băng thông rộng trong cộng đồng người sử dụng.
Rõ ràng với việc đưa ra 4 gói dịch vụ ADSL MegaVNN khác nhau cả về tốc độ truy cập cũng như giá thành đã giúp cho mạng băng thông rộng ADSL phát triển cực kì nhanh và thay thế hệ thống mạng dial-up truyền thống. Hơn nữa việc cho 4 gói dịch vụ đó cũng giúp tăng lựa chọn cho người sử dụng về mức phí đầu tư cũng như mức phí sử dụng hàng tháng. Điểm rõ rệt nhất chính là giá thành dịch vụ đã giảm hẳn so với 2 năm trước đây.
Ngoài ra người sử dụng cũng có thể sử dụng gói dịch vụ của nhà cung cấp FPT. Đây chính là nhà cung cấp sử dụng cả hai chiêu bài – giá cả và tốc độ - để giành thị trường. Gói dịch vụ rẻ nhất của FPT cũng có giá khá rẻ và tốc độ lại nhanh hơn hẳn so với các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Trong khi đó Viettel dù cho mới bước chân vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet nhưng cũng đã quyết định bước luôn sang thị trường băng thông rộng với những khuyến mại dịch vụ và giá thành dịch vụ cũng khá rẻ.
Vấn đề công nghệ
Đã có những sự lo ngại về làn sóng chia cắt kĩ thuật số thứ hai – đó là những người sử dụng ở vùng sâu xa thì tốc độ bao giờ cũng chậm hơn. Đây chính là một vấn đề cần phải xem xét cẩn thận khi mà tốc độ truy cập ngày càng gia tăng mạnh mẽ tại các khu vực đô thị.
Hãng phân tích Point Topic trong tháng 11 đã cho ra một báo cáo nhấn mạnh đến vấn đề hạn chế của băng thông rộng tốc độ cực nhanh cũng như đưa ra những nghi ngờ mới về việc liệu công nghệ có thể mang đến cho người sử dụng bao nhiêu?
Thậm trí ngay cả những người sử dụng ở khu vực đô thị thì tốc độ hoạt động của mạng ADSL2+ vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào khoảng cách giữa địa điểm truy cập với tổng đài điện thoại cũng như chất lượng đường dây điện thoại của họ.
Một bài học dành cho người sử dụng trong năm 2006 có vẻ như là không nên tin vào tất cả những gì được thổi phồng xung quanh dịch vụ “băng thông rộng tốc độ cực cao”. Người sử dụng nên tiến hành kiểm tra đường dây điện thoại của mình trước khi đăng kí sử dụng dịch vụ băng thông rộng.
Nhưng dù vậy thì 2006 sẽ vẫn đủ sức chứng minh đây sẽ là năm dành cho băng thông rộng.