2006, năm 'xáo động' Thái Dương hệ

Năm 2006, thế giới sẽ tiến xa hơn trong công cuộc khám phá vũ trụ. Những sự kiện không gian nào trong năm nay sẽ được chú ý, quan tâm… Vũ trụ vẫn luôn là một bức màn đen huyền bí thu hút sự tò mò và trí tưởng tượng của con người.

Hình mô phòng sao chổi Wild 2

Sự kiện được trông đợi nhiều nhất và cũng có thể là đầu tiên của năm nay, sự trở về của tàu vũ trụ Stardust, phóng vào tháng 2 năm 1999, sau 6 năm trời du hành. Nhiệm vụ của tàu vũ trụ này là thu thập bụi của phần đầu sao chổi Wild 2 và đưa mẫu vật về trái đất, phục vụ cho việc nghiên cứu về nguồn gốc và tiến trình của hệ mặt trời. Tàu Stardust và Wild 2 đã gặp nhau vào tháng 1 năm 2004

Dự kiến ngày 15 tháng 1 này, tàu Stardust sẽ trở về bầu khí quyển trái đất và đáp xuống sa mạc Utah.

Tàu không gian New Horizon

Đến ngày 17-1-2006 này, NASA sẽ gởi tiếp tàu thăm dò New Horizon để khám phá Diêm Vương tinh. Đây là hành tinh duy nhất còn lại trong hệ mặt trời chưa được các tàu thăm dò không người lái từ trái đất khám phá.

Những cuộc viếng thăm mới

Hỏa tinh, sẽ được thăm hỏi một lần nữa, vào ngày 10 – 3 năm nay, khi vệ tinh thám hiểm sao Hỏa là MRO (Mars Reconnaissance Orbiter : được phóng lên vào ngày 12 – 8 – 2005) vào quỹ đạo của hành tinh này. Đây là một trong bốn vệ tinh bay trên quỹ đạo của sao hỏa, đảm nhiệm vai trò thu thập thông tin và cầu nối liên lạc giữa Trái đất và sao Hỏa, phục vụ cho các cuộc thám hiểm bề mặt sao Hỏa sau này

Vệ tinh thăm dò sao Hỏa MRO

Hành tinh khác xa hơn là Kim tinh cũng sẽ được  tàu Venus Express của cơ quan không gian châu Âu (ESA) hướng quỹ đạo đến vào ngày 11-4 năm nay. Nhiệm vụ của tàu này là nghiên cứu các đám mây và không khí trong bầu khí quyển Kim tinh, về môi trường plasma và tính chất bề mặt của Kim Tinh từ quỹ đạo. Nhiệm vụ này sẽ được Venus Express thực hiện trong vòng 500 ngày của trái đất (tức là gần 2 năm trên sao Kim).

Những ngôi sao nhỏ hơn cũng sẽ là mục tiêu hướng đến của các tàu vũ trụ NASA trong năm 2006. Nhưng kế hoạch này có thể sẽ phải sau 17 – 11 năm nay mới thực hiện.

Tàu Venus Express hướng đến sao Kim

Tàu Dawn sẽ nhắm đến Ceres và Vesta, hai thiên thể trong vùng không gian giữa Hỏa tinh và Mộc tinh. Tuy nhiên, tài chính và kỹ thuật là hai vấn đề thách thức lớn khiến cho ngày khởi hành còn chưa được xác định rõ.

Và mặt trời, trung tâm của Thái Dương hệ cũng sẽ không bị bỏ rơi trong năm nay. Theo kế hoạch, ngày 28-5 này, NASA sẽ khởi động việc quan sát bề mặt mặt trời với Solar Terrestrial Relations Observatory, một cặp tàu vũ trụ cho phép xây dựng các hình ảnh 3 chiều về mặt trời và gió mặt trời.

Các chuyến bay thử nghiệm

Tàu con thoi Discovery dự định sẽ cất cánh trở lại vào tháng 3 năm 2006. Lịch cất cánh có thể bị hoãn lại, tùy thuộc vào việc các kĩ sư có thể giải quyết được sự cố như đã từng gặp trong chuyến du hành thử nghiệm năm ngoái. Chuyến bay sắp tới vẫn chỉ là chuyến bay thử nghiệm đối với NASA. NASA sẽ tái tiếp tế cho trạm không gian quốc tế (ISS), đánh dấu sự trở lại trạm lần thứ ba của phi hành gia châu Âu là Reiter.

Bồn chứa nhiên liệu tàu con thoi

NASA cũng có thể phóng 1 tàu con thoi nữa vào tháng 7, để tiếp tục việc xây dựng trạm không gian và tăng cường các tấm thu năng lượng mặt trời cho trạm.

Mặt trăng của trái đất cũng sẽ được quan tâm đến nhiều trong năm nay, khi tàu SMART-1 của cơ quan không gian châu Âu (ESA) theo kế hoạch sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng cách  rơi xuống bề mặt của mặt trăng vào ngày 17 – 8. SMART-1 đã vào quỹ đạo của mặt trăng vào năm 2004 và rất bận rộn cho việc vẽ bản đồ trong suốt thời gian qua.

Thám hiểm trái đất

Trái đất của chúng ta cũng sẽ được tìm hiểu kỹ càng hơn khi NASA phóng một vài vệ tinh quan sát mới trong năm 2006 này. Vào ngày 28 – 2,3 vi vệ tinh được biết đến dưới cái tên Công nghệ không gian 5 (Space Technology 5), sẽ được tên lửa Pegasus XL đưa vào quỹ đạo trái đất. Chúng có nhiệm vụ thu tập thông tin chi tiết về từ trường quanh trái đất.

Ngày 29 tháng 9, NASA cũng sẽ phóng tàu AIM (Aeronomy of Ice in the Mesosphere) vào thượng tầng khi quyền để khám phá về các đám mây dạ quang.

Vệ tinh SMART-1 (ESA)

Cơ quan không gian châu Âu cũng sẽ thử nghiệm vệ tinh Galieo thứ hai cho kế hoạch định vị hàng hải toàn cầu của mình. Vệ tinh đầu tiên đã được phóng đi vào ngày 28-12-2005 tại Kazakhstan vừa rồi.

Và cuối cùng có thể kể đến là kế hoạch phóng tên lửa Falcon 1 vào cuối tháng một đầu tháng hai năm nay, một sự kiện không gây nhiều chú ý lắm.

Con người ngày càng bay cao, bay xa hơn, khám phá khoảng không gian vô bờ bến phía ngoài bản thân mình, nhưng có khi nào họ tự nhìn lại chính mình hay không... Một câu hỏi muôn thuở vẫn chưa trả lời được, ta là ai...

Theo Tuổi trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video