4 công trình nhân tạo sâu nhất thế giới

Có những công trình khổng lồ không đưa chúng ta gần tới bầu trời như kim tự tháp Ai Cập hay nhà thờ thánh St Peter mà được xây theo hướng hoàn toàn ngược lại, đó là đào sâu xuống dưới lòng đất.

Điểm danh những công trình nhân tạo sâu nhất thế giới

1. Thành phố cổ xưa Derinkuyu

Nói đến sự phức tạp và tuyệt đẹp trong kiến trúc, chúng ta phải nói đến thành phố cổ xưa Derinkuyu.

Có chiều dài khoảng 60 mét nằm dưới vùng đất Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ, mê cung này chứa được 20.000 công dân – bao gồm nhà ở, xưởng rượu và trường học.

Cappadocia nằm trong vùng đất đá macma mềm nên có khả năng người dân ở đây đã đào những cái hang ngầm làm nơi cư trú ngay từ năm 700 trước Công nguyên.


Sơ đồ thành phố dưới lòng đất gồm 5 tầng, cuối mỗi tầng là một nhà thờ. (Ảnh: Supplied)


Một tầng trong thành phố ngầm Derinkuyu. (Ảnh: Supplied)

2. Mỏ Kimberley, Nam Phi

Con người cũng đã đào được những đường hầm sâu hơn rất nhiều vào lớp vỏ trái đất, tất nhiên là phải mất nhiều công sức hơn. Đầu những năm 1870 đến năm 1914, 50.000 công nhân ở Kimberley, Nam Phi đã sàng lọc 22 triệu tấn đất trong khi đào bới để tìm kiếm kim cương.


Mỏ Kimberley, Nam Phi, 1872. (Ảnh: DeBeersGroup.com)


Ngày nay nó được biết đến với cái tên "Big Hole", hầm đào rộng nhất thế giới. Miệng hầm rộng 463 m, sâu 240 m xuống lòng đất. (Ảnh: Richard L.Jones)


Sau khi việc khai thác được hoàn thành thì hố sâu khổng lồ này đã được đổ đầy nước và không khác hồ tự nhiên. (Nguồn ảnh: Wikipedia)

3. Giếng Woodingdean, Anh

Mặc dù nhỏ hơn so với các hầm đào kể trên, giếng Woodingdean ở gần Brighton, nước Anh lại là vết sẹo nhân tạo sâu nhất cắt ngang vào bề mặt Trái Đất.

Nó sâu 390 mét, bằng với độ cao của tòa tháp Empire State, nhưng rộng chưa đầy một mét.


(Ảnh: Wellmasters)

4. Khu mỏ TauTona và Mponeng, Nam Phi 

Với công nghệ phát triển ngày nay, chúng ta vươn tới được những độ sâu mới. Cùng với máy móc khổng lồ chạy bằng khí nén và điện, hai khu mỏ TauTonaMponeng ở Nam Phi đã phá vỡ đá, xuống sâu 4 km trong lòng đất. Mất khoảng một giờ để đi thang máy xuống đáy hầm, nơi mà đá xung quanh có nhiệt độ lên tới 59 độ C. Do đó, cần phải có một nhà máy làm lạnh khổng lồ làm mát không khí dưới hầm. Không khí dưới đó nóng hơn bất kỳ nơi nào trên Trái Đất.


Nhà máy làm lạnh làm giảm nhiệt độ từ 59 xuống 28 độ C tại khu mỏ Tau Tona. (Ảnh: Mining Technology)

Đáng ngạc nhiên là ở điều kiện nhiệt độ cao, mức khí oxy thấp trong những hầm lò sâu hun hút này lại mang đến cho con người những manh mối về sự sống ngoài Trái Đất, bởi vì môi trường ở những hành tinh khác cũng tương tự như thế này.

Chúng ta có thể tìm kiếm những vật thể từ vũ trụ rộng lớn ngoài kia ở các hầm mỏ sâu dưới lòng đất, vì chúng có môi trường tách biệt, không bị nhiễm phóng xạ.


Con người có thể lần theo những dấu vết mong manh về vật chất tối – dạng vật chất huyền bí được cho là góp phần tạo nên khối lượng của vũ trụ. (Ảnh: New York Times)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video