1. Eichhornia crassipes
Bèo Nhật Bản phát triển nhanh trong các thuỷ vực là làm tắc nghẽn đường thuỷ, cản trở giao thông thuỷ, làm ảnh hưởng đến việc bơi lội và câu cá. Bèo Nhật Bản phát triển lấp kín mặt nước, che hết ánh sáng của các loài tảo, cạnh tranh với các loài thực vật thuỷ sinh bản địa và làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thuỷ vực.
Tên thường gọi: Bèo Nhật Bản, Bèo Lục Bình (có ở Việt Nam)
2. Caulerpa taxifolia
Cỏ biển Caulerpa là loài thực vật thuỷ sinh được du nhập đến vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1984, có thể dưới dạng cặn lắng trong nước bể nuôi sinh vật biển của bảo tàng sinh vật biển Monaco. Cỏ biển Caulerpa thích nghi tốt với các vùng nước lạnh và đã phát triển phủ kín nền đáy của các loài cỏ biển bản địa, ảnh hưởng có hại đối với nhiều loài sinh vật thuỷ sinh.
Tên thường gọi: cỏ biển Caulerpa
3. Spartina anglica
Loài cỏ biển Spartina là thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá huỷ các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển.
Tên thường gọi: Cỏ biển Spartina
4. Undaria pinnatifida
Undaria có nguồn gốc từ Nhật Bản, nơi mà chúng được trồng làm thức ăn cho con người. Tảo bẹ Undaria phát tán chủ yếu bằng cách bám vào vỏ tàu. Tảo bẹ Undaria phát triển nhan tạo thành từng đám rậm rạp như rừng, cạnh tranh ánh sáng và chỗ ở dẫn đến việc phá huỷ hoặc thay thế các loài động thực vật bản địa.
Tên thường gọi: Tảo bẹ Undaria
(Những loài trong danh sách này được chọn để minh hoạ cho các tác hại của sinh vật xâm hại. Những loài không có trong danh sách không có nghĩa là kém nguy hiểm hơn)