Các chuyên gia cảnh báo, cuộc sống trên Trái đất sẽ tiến đến giai đọan đại tuyệt chủng lần thứ sáu. Tiền thân của nó là cuộc đại tuyệt chủng lần thứ năm dẫn tới sự biến mất hoàn toàn loài khủng long.
>>> Cá biển là con cháu của cá sông?
Trái đất đã bước vào giai đoạn tuyệt chủng thường kỳ của sinh quyển, kết quả là hàng nghìn loài sẽ bị diệt vong. Đó là tuyên bố của ông Asok Khosla, Chủ tịch Hiệp hội quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) trong cuộc gặp gỡ với các phóng viên Nga tại Matxcơva.
Mỗi ngày khoảng 100 loài sinh vật biến mất không thể phục hồi.
“Chúng ta đang chứng kiến cuộc đại diệt chủng lần thứ sáu đang diễn ra trên hành tinh, giống như cuộc đại diệt chủng lần thứ năm đã giết sạch loài khủng long”, ông nói.
Theo ông, sự đa dạng sinh học trên hành tinh đang có khuynh hướng giảm xuống. Mỗi ngày khoảng 100 loài sinh vật biến mất không thể phục hồi. Hiện nay 19,6 nghìn loài động và thực vật đang – chiếm 1/3 tổng số loài sinh vật trên Trái đất - đang bên bờ vực tuyệt chủng.
Ngoài ra mỗi ngày do nạn cháy và phá rừng mất đi 60 hecta rừng tự nhiên và khoảng 20 hecta đất có thể dùng cho nông ghiệp. Kết quả là hiện tượng sói mòn và bỏ hoang hóa, nhiều vùng đất biến thành sa mạc.
Đến năm 2050 nguồn cá sẽ cạn kiệt – Ông Aosok Khosla nói tiếp – Cả ngành kinh tế ngư nghiệp sẽ biến mất theo.
Theo số liệu của Ủy ban Nông lương thế giới (FAO) trực thuộc LHQ, lượng cá đánh bắt đạt đỉnh cao vào đầu thế kỷ XX. Sau đó không lâu, giảm đi 15% và ổn định trong suốt thời gian từ 1950 đến 1975 rồi giảm dần một cách nhanh chóng.
Trong thời gian tới, một số đảo quốc có thể sẽ bị chìm do nước ở Thái Bình Dương dâng lên.
Hiện nay các nhà khoa học chia lịch sử tự nhiên ra thành 5 cuộc đại diệt chủng lớn. Cuộc đại diệt chủng cuối cùng đã dẫn tới sự biến mất của loài khủng long 65 triệu năm về trước. Nguyên nhân chưa hoàn toàn sáng tỏ. Các giả thuyết cho rằng sự tuyệt chúng của chúng có thể do thiên thạch từ trên trời rơi xuống, do núi lửa phun trào, do thay đổi thời tiết.