7 bộ phận cơ thể cần được giữ ấm vào mùa lạnh

Chân được coi như "trái tim thứ hai" của cơ thể con người vì có rất nhiều mạch máu, cần được giữ ấm vào mùa đông.

Bước vào tháng 12, cái lạnh của mùa đông càng cảm nhận rõ hơn. Một vài bộ phận cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo People, những bộ phận cơ thể sau nhất thiết cần được giữ ấm vào mùa đông.


Lạnh bụng rất dễ gây đau dạ dày. (Ảnh: Yours).

1. Vùng bụng

Lạnh bụng rất dễ gây đau dạ dày, đặc biệt đối với những người đã từng bị bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, phụ nữ để vùng bụng nhiễm lạnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như đau bụng kinh khi tới kỳ hoặc kinh nguyệt không đều.

Vì vậy, vào mùa đông nên chọn những loại trang phục kín đáo, có thể giữ ấm cho vùng bụng. Buổi tối đi ngủ nên đắp chăn kín vùng bụng.

2. Chân

Chân được coi như "trái tim thứ hai" của cơ thể con người vì có rất nhiều kinh mạch, nhất là phần dưới mắt cá chân.

3. Cổ

Thời tiết chuyển lạnh khiến con người dễ bị ho và cảm lạnh, thậm chí ảnh hưởng tới phổi, làm tắc nghẽn mạch máu. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên bảo vệ phần cổ bằng cách quàng khăn ấm.

4. Khớp gối

Các dây thần kinh ngoại biên bao quanh khớp gối rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa đông, tuần hoàn máu ở khớp gối bị suy giảm, dễ gây đau nhức, sưng đỏ. Vì vậy, bạn phải luôn giữ ấm kết hợp với vận động nhẹ khớp gối để bộ phận này chuyển động linh hoạt hơn.

5. Phần vai

Ít ai ngờ rằng vai lại là bộ phận cơ thể rất dễ nhiễm lạnh. Nếu không được giữ ấm, đôi vai sẽ trở nên đau nhức, gây khó chịu cho cuộc sống thường nhật.

6. Đầu

Đầu là bộ phận trăm mạch tương thông, mỗi khi nó bị nhiễm lạnh sẽ rất dễ gây nên các hiện tượng như cảm mạo, viêm mũi, đau đầu, nhức răng…Đặc biệt, đầu cũng được xếp vào trong danh sách các bộ phận không giỏi chịu nhiệt lượng của cơ thể. Những trường hợp ít đội mũ khi gặp điều kiện nhiệt độ thấp, nhiệt lượng phát tán ở đầu sẽ chiếm đến 30% tổng nhiệt lượng của cơ thể. Và khi nhiệt độ xuống đến 4 độ thì con số này lên đến 60%.

Để không bị ốm, mùa đông khi ra ngoài bạn cần phải đội mũ, sẽ tốt hơn nếu che luôn phần trán. Khi đầu ra mồ hôi thì bạn không nên tập tức tháo mũ ra mà phải để cho mồ hồi dần dần tan hết. Bên cạnh đó, mỗi buổi sáng sau khi thức dậy bạn cũng nên sử dụng tay cào da đầu, đây là động tác giúp cho mạch máu lưu thông cũng như cách giữ ấm cho đầu một cách hiệu quả nhất.

7. Tai

Tuy có diện tích nhỏ nhưng tai lại có diện tích tiếp xúc với không khí khá lớn. Nhiệt lượng ấy cũng dễ phát tán, da ở bên ngoài tai lại mỏng, lỗ tai thiếu lớp bảo vệ nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Khi từ bên ngoài đi vào phòng kín thì bạn nên chà xát tay cho nóng rồi sau đó áp vào lỗ tai để giữ khoảng chừng 5 đến 10 phút giúp nó ấm lên.

Cập nhật: 21/02/2022 Theo VNE/benhvientanhung
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video