5 khám phá mới gây ngỡ ngàng về lưỡi và tai con người

Lưỡi không giúp ta nhận diện các vị khác nhau, mùi hương cũng giúp bạn hồi tưởng kí ức... là những bí mật mà không phải ai cũng biết về hai giác quan này.

Khám phá mới về lưỡi và tai con người gây ngỡ ngàng 

Có bao giờ bạn thắc mắc cùng là quả sầu riêng, nhiều người thấy rất thơm ngon nhưng có bạn lại không thể chịu nổi? Hay có một vài bạn thích ngửi mùi xăng hoặc đam mê vị chua ngọt trong món sườn xào còn người khác thì mùi thơm - thối đều như nhau? Phải chăng vị giác và khứu giác của chúng ta còn ẩn chứa những điều bí ẩn?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những bí mật ẩn giấu trong hai giác quan này.

1. Lưỡi không giúp ta nhận diện các vị khác nhau

Chúng ta thường được dạy rằng, lưỡi của người có khu vực chuyên biệt, giúp nhận diện các vị khác nhau như chua, cay, đắng, mặn hay ngọt. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, đây là một lầm tưởng và trong thực tế, việc phân biệt vị giác nằm ở bộ não, chứ không phải lưỡi của chúng ta.

Các nhà khoa học đã phát hiện có đến 8.000 nụ vị giác nằm rải rác khắp lưỡi. Mỗi nụ vị giác đều có khả năng khám phá ra 5 vị chính yếu là chua, cay, đắng, mặn hay ngọt.

Tuy nhiên các tế bào thần kinh chuyên biệt ở não mới thực hiện quá trình diễn dịch tín hiệu do mỗi nụ vị giác ở lưỡi gửi về, do đó chúng ta mới có khả năng phân biệt được các vị khác nhau.

2. Một số người bị “dị ứng” với rau và quá nhạy cảm với vị mặn

Một số người có cơ quan thụ cảm vị đắng nhạy cảm với các hợp chất lưu huỳnh (được tìm thấy trong bông cải xanh) khiến họ đột nhiên thấy loại rau này đắng ngắt mặc dù những người khác thấy hoàn toàn ngon miệng.

Bên cạnh đó, không ít người lại mắc chứng bệnh quá nhạy cảm với đồ ăn quá cay hay quá mặn. Chứng bệnh này được gọi là Hypogeusia.

Theo đó, người mắc hội chứng này không thể ăn được đồ ăn quá cay hay quá mặn, họ chỉ có thể ăn những món có vị nhạt hơn mức độ thông thường khá nhiều.

3. Không có mùi hương nào là đáng ghét

Thực tế cảm nhận mùi vị của mỗi người rất khác nhau và còn phụ thuộc vào nơi họ sinh sống. Nếu một người lớn lên ở trang trại, họ sẽ không còn thấy mùi phân gia súc quá khó ngửi, cũng như một người sống lâu với chó sẽ thích mùi của chúng. Nhưng đối với những người không có trải nghiệm tương tự, họ sẽ cảm thấy những mùi đó thật khó chịu.

Tuy nhiên, với một số người không may mắc hội chứng Parosmia, họ lại không thể phân biệt được các mùi. Đối với họ, mùi thơm cũng như mùi thối, thậm chí họ không cảm thấy khó chịu khi ngửi mùi tất lâu ngày chưa giặt.

Theo các chuyên gia, sở dĩ những người này mắc chứng bệnh lạ vậy là do phần khứu giác nằm ở phía dưới não bị tổn thương.

Một phần não bộ giải thích tín hiệu đầu vào bị hư hỏng, kéo theo những tín hiệu sai lệch về mùi hương, khiến họ cảm nhận mùi thơm và thối giống nhau.

4. Một số người ngửi thấy những mùi không có thật

Phantosmia là một bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh khứu giác, biểu hiện của hội chứng này là những ảo giác về nhận thức mùi, hoặc ngửi thấy một mùi không tồn tại và không thể diễn tả được chúng. Chữ Phanto- xuất phát từ từ “Phantom”, trong tiếng La-tinh có nghĩa là một điều không có thực.

Mặc dù nguyên nhân của Phantosmia chưa được xác minh thực sự nhưng theo các chuyên gia, bệnh này thường đi kèm với các rối loạn về thần kinh và tâm lý như tâm thần phân liệt, rối loạn tâm trạng, bệnh động kinh, đau nửa đầu thường xuyên...

5. Mùi hương cũng khiến con người hồi tưởng ký ức

Ít ai ngờ rằng, mùi hương chính là chìa khóa để nhớ lâu bởi não bộ sẽ ghi nhớ, lưu giữ "hương vị" đó trong khu kí ức đặc biệt trong não.

Theo đó, khi bắt gặp một mùi hương nào quen thuộc, não sẽ phát tín hiệu và kết nối với những kỷ niệm xưa cũ. Mỗi kỉ niệm này đã được sắp đặt ở một vị trí chính xác trên bản đồ bên trong não.

Lúc này, não bộ sẽ phát ra những luồng điện, tín hiệu sóng ở tần số 20 - 40 Hz, liên kết các tế bào thần kinh trong các vùng não bộ khác nhau để gợi nhớ kỉ niệm xưa cũ.

Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học cho hay, vùng hippocampus và khu vực vỏ não entorhinal (EC) hoạt động mạnh khi hồi tưởng lại kí ức xưa cũ liên quan đến mùi hương này.

Hệ thống EC-hippocampus được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gợi nhớ những ký ức mà đặc biệt liên quan đến địa điểm.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video