5 kiến thức cơ bản ai cũng phải biết về virus Zika

Virus Zika do muỗi lây truyền hiện đang trở thành mối de dọa toàn cầu khi tốc độ lan truyền của loại virus này nhanh đến chóng mặt. Nguy hiểm hơn khi mới đây, các nhà khoa học cũng đã chính thức xác nhận mối liên hệ giữa Zika và chứng rối loạn thần kinh hết sức nghiêm trọng ở những đứa trẻ mới chào đời.

Bà Margaret Chan – Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO đã gọi đây là "sự kiện bất thường" trong tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng.

Virus Zika hiện tại đã được xác nhận có mặt tại 34 quốc gia và vùng lãnh thổ. WHO ước tính có khoảng 3 đến 4 triệu người dân Mỹ bị lây nhiễm virus này trong khoảng 12 tháng tới. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (U.S. Centers for Disease Control and Prevention) cảnh báo phụ nữ mang thai không nên đi du lịch tới các quốc gia này, đồng thời các cơ quan y tế địa phương cũng cần đưa ra lời khuyên tránh mang thai trong vòng 2 năm tới để đề phòng rủi ro lây nhiễm.


Virus Zika là nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ ở trẻ

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff trong một bài phát biểu gần đây cũng đã khẳng định rằng "Nếu loài muỗi này vẫn tiếp tục sinh sản thì chúng ta sẽ thất bại trong cuộc chiến tiêu diệt chúng. Chúng ta phải hành động trước khi quá muộn".

Theo tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm (National Institute of Allergy and Infectious Diseases) tại Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health) thì "đây là một đại dịch đang trong quá trình phát triển. Không đơn thuần là lan rộng và rồi chìm dần nữa, nó đang trở nên tồi tệ hơn từng ngày".

Dưới đây là 5 kiến thức căn bản mà mỗi người trong chúng ta cần nắm rõ về loại virus vô cùng nguy hiểm này để hiểu rõ hơn các nỗ lực toàn cầu đang được thực hiện mỗi ngày nhằm tiêu diệt chúng.

1. Virus Zika là gì và tại sao nó lại nghiêm trọng?

Virus Zika thuộc họ flavivirus, rất gần với virus gây sốt vàng da, sốt xuất huyết, sốt chikungunya và virus West Nile gây bệnh viêm não. Tuy nhiên, không giống như những virus này, hiện tại vẫn chưa có một loại vacxin nào để phòng ngừa Zika cũng như chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị sau khi đã nhiễm bệnh cả.


Muỗi Aedes aegypti

Zika trở thành mối quan tâm hàng đầu sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loại virus này chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn thần kinh, khiến trẻ mới sinh ra bị tật đầu nhỏ và về lâu dài, nó sẽ tác động nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ, nếu kém may mắn, trẻ sẽ không sống được lâu.

Từ tháng 10 năm 2015, Brazil đã xác nhận có 508 trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật đầu nhỏ, trong so sánh với năm 2014 là 146 ca. Ít nhất 17 ca được kiểm chứng có liên quan tới virus Zika. Trong 27 trẻ sơ sinh tử vong do mắc tật này thì có ít nhất 5 trường hợp do bị nhiễm Zika. Ngoài ra, có 70 ca tử vong chưa được xác nhận và các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra 3.935 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus.

Ngoài Châu Mỹ Latinh, một số quốc gia khác cũng đã xuất hiện dịch này. Colombia thông báo có hơn 6.000 phụ nữ mang thai đã được kiểm tra dương tính với virus. Trong khi ở Mỹ, một đứa trẻ ở Hawaii được sinh ra bị tật đầu nhỏ do nhiễm virus Zika sau khi người mẹ trở về từ Brazil.


Một người phụ nữ được xác nhận bị nhiễm virus Zika

Các tổ chức y tế đang tìm kiếm một vài trường hợp sẩy thai ba tháng đầu tiên trong số những người phụ nữ đã đi du lịch đến các khu vực nhiễm bệnh và bị bệnh. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn liệu rằng Zika có phải là tác nhân gây sẩy thai hay không.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CD đang yêu cầu các chuyên gia sản phụ khoa xem lại các kết quả siêm âm thai nhi và xét nghiệm đối với những người phụ nữ mang thai đã di chuyển qua một trong số hơn 30 quốc gia nơi Zika đang có mặt.

Cơ quan này cũng khuyến cáo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần đề xuất kiểm tra nhiễm virus đối với những người phụ nữ mang thai mà đã di chuyển qua các nước này trong vòng một đến hai tuần sau khi trở về nhà.

Đối với những người đã bị nhiễm virus, triệu chứng xuất hiện có thể là sốt, nhức đầu, phát ban và có thể là đau mắt đỏ. Thực tế, 80% số ca nhiễm bệnh không hề biết mình mắc bệnh. Điều đó thực sự là mối lo ngại với phụ nữ mang thai vì virus này đã được chứng minh lây nhiễm qua nước ối.

"Những gì chúng ta biết hiện nay", Tiến sỹ Lyle Petersen, giám đốc CDC cho biết, "là bào thai có thể bị nhiễm virus. Điều này không phải là mới đối với các bệnh truyền nhiễm nhưng là mới đối với loại virus Zika". Tiến sỹ Fauci cũng đồng ý rằng " Đây là một tình huống rất đáng chú ý và không bình thường, bởi vì các loại virus khác không hề xuất hiện điều này, kể cả sốt xuất huyết, West Nile hay Chikungunya".

2. Virus Zika lan truyền như thế nào?

Virus Zika lây lan sang người chủ yếu qua vết chích của loại muỗi Aedes aegypti nhiễm bệnh. Những con muỗi này thường đẻ trứng gần nơi chứa nước như xô, chậu, đĩa thức ăn của vật nuôi, bình hay lọ hoa. Chúng là loại muỗi đốt ban ngày.


Ấu trùng muỗi Aedes aegypti

Vào đầu tháng 2, CDC thông báo về trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên tại một địa phương thuộc Mỹ trong đại dịch này, nhưng nó không phải do muỗi cắn mà được truyền qua con đường tình dục.

Hiện tại, các quan chức y tế liên bang và tiểu bang đang điều tra hàng loạt trường hợp lây truyền qua đường tình dục có thể có của virus này, một vài trong số đó là phụ nữ mang thai. Điều này có nghĩa đường tình dục có khả năng lây truyền nhiều hơn so với quan điểm trước đây, CDC cho biết.

Giám đốc Tom Frieden trong một buổi phỏng vấn với tiến sỹ Sanjay Gupta của tờ CNN chia sẻ rằng "Đã có một số trường hợp cá biệt lây lan qua đường máu hoặc quan hệ tình dục và điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Virus ở trong máu khoảng một tuần. Chúng ở bao lâu trong tinh dịch là điều cần nghiên cứu và chúng tôi vẫn đang tiếp tục công việc của mình".

Trước đây, chỉ có 3 trường hợp được ghi chép liên kết virus Zika với quan hệ tình dục. Trong đợt dịch bùng nổ năm 2013 tại Polynesia thuộc Pháp, tinh dịch và những mẫu nước tiểu của một người đàn ông Tahiti 44 tuổi đã được kiểm tra dương tính với Zika ngay cả khi mẫu máu không cho kết quả như vậy. Một trường hợp thứ hai là tại Mỹ vào năm 2014 được phát hiện một lượng lớn virus Zika có trong tinh dịch lên tới 61 ngày sau khi phát bệnh. Trong thực tế, mức độ virus lớn hơn rất nhiều so với các mẫu đầu tiên được kiểm tra.


Muỗi Aedes aegypti sinh sản rất nhanh

Tuy nhiên CDC cho biết là vẫn chưa hề có báo cáo về lây truyền virus Zika từ phụ nữ bị nhiễm bệnh sang các đối tác tình dục của họ. Ngoài ra, một số trường hợp có ghi nhận việc lây truyền qua lao động, truyền máu và tiếp xúc với phòng thí nghiệm. Trong khi Zika đã được tìm thấy trong sữa mẹ thì vẫn chưa có một xác nhận rằng nó có thể truyền sang đứa trẻ trong quá trình nuôi dưỡng.

FDA đã đưa ra các biện pháp để bảo vệ nguồn cung cấp máu của Mỹ bằng cách yêu cầu các cá nhân vừa trở về từ những vùng có dịch hoãn việc hiến máu trong khoảng 4 tuần. Nếu có triệu chứng nhiễm virus, họ sẽ được giữ lại. Dịch vụ máu Canada và Hội chữ thập đỏ cũng đã đưa ra các khuyến nghị tương tự.

3. Các quốc gia hiện đã xuất hiện virus Zika

Theo báo cáo của CDC và WHO, Virus Zika hiện đã xuất hiện tại các quốc gia sau: Aruba, Barbados, Bolivia, Bonaire, Brazil, Colombia, Puerto Rico, Costa Rica, Curacao, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, French Guiana, Guadeloupe, Guatemala, Guyana, Haiti, Honduras, Jamaica, Marshall Islands, Martinique, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Saint Martin, Suriname, Trinidad và Tobago, Mỹ, Virgin Islands, Venezuela, American Samoa, Samoa, Tonga Cape Verde.

4. Biện pháp tự phòng tránh trước nguy cơ lây nhiễm virus Zika

Trong khi vẫn chưa hề có vacxin phòng tránh và thuốc chữa bệnh, cách duy nhất để không bị nhiễm Zika là không di chuyển tới các quốc gia đang có dịch bệnh. Nếu đi tới các nước này, CDC yêu cầu mỗi người cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp bảo vệ, bao gồm sử dụng thuốc chống muỗi được EPA phê chuẩn thay vì kem chống nắng, mặc quần dài và áo sơ mi dài tay để ngăn chặn muỗi cắn, sử dụng điều hòa không khí hoặc lưới chắn cửa ra vào / cửa sổ để không cho muỗi vào nhà.... Nếu đã bị nhiễm Zika, bạn có thể ngăn chặn tình trạng lây lan của nó bằng cách không để bị muỗi cắn trong vòng 4 tuần đầu tiên.


Phòng tránh lây nhiễm virus Zika

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, CDC khuyến cáo "cần chiến lược phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn bao gồm tư vấn về kế hoạch hóa gia đình, sử dụng đúng đắn và thống nhất các phương pháp tránh thai hiệu quả trong bối cảnh những rủi ro tiềm năng của virus Zika đang diễn biến rất phức tạp".

CDC cũng kêu gọi các quan chức y tế địa phương thực hiện các khuyến nghị đối với nữ mang thai có hoặc không có triệu chứng nhiễm virus cần xét nghiệm định kỳ.

5. Giải pháp ngăn chặn dịch virus Zika?

Các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực để tạo ra vacxin phòng ngừa virus Zika. Một thử nghiệm lâm sàng có thể bắt đầu trong năm nay và phải mất ít nhất 18 tháng cho đến khi các đợt thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn được tiến hành.

Giới chức y tế đang thực hiện các kỹ thuật kiểm soát muỗi truyền thống như phun thuốc trừ sâu và làm sạch các bình đựng nước nơi muỗi sinh sản. CDC khuyến khích các gia đình hay du khách đến các nước đang có dịch Zika cần vứt bỏ các chai nước mà họ đã nhìn thấy, tránh để gần nơi sinh sống.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng gần như chỉ có một chút hiệu quả vì thật khó để biết được tất cả các khu vực mà chúng sinh sản. Aedes aegypti đã tiến hóa để sống gần con người và có thể nhân rộng số lượng thậm chí chỉ từ các bình hoa. Thế nên, theo Foy - nhà vi sinh vật học Colorado cho biết, muỗi rất khó tìm và tiêu diệt.

Một nỗ lực phòng chống khác là OX531A – một loại muỗi biến đổi gen, được đặt tên bởi các nhà phê bình là "Mutant Mosquito" hay "Robo-Frankenstein Mosquito". OX513A khi giao phối với muỗi Aedes Aegypti sẽ tạo ra lứa F1 chết trước khi trưởng thành và vì muỗi cái chỉ giao phối duy nhất một lần nên trong lý thuyết, điều này sẽ làm chậm quá trình sản sinh số lượng của chúng. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn tồn tại rất nhiều nghi vấn và mâu thuẫn đằng sau hiệu quả của giải pháp này, khiến các nỗ lực ngăn chặn dịch Virus Zika càng trở nên khó khăn hơn trước.

Cập nhật: 04/03/2016 AnhScully - Theo CNN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video