Năm 2016 đang trở thành thời điểm chứng kiến sự thay đổi bước ngoặt về khí hậu toàn cầu, những sự kiện đơn lẻ dưới đây đang trở thành minh chứng rõ ràng hơn bao giờ hết.
Các đại dương trên toàn thế giới đang hành động rất kỳ lạ trong thời gian gần đây. Trong khi một số sinh vật biển thì tăng trưởng bùng nổ (như bạch tuộc), một số loài khác lại thu hẹp dần (như cá voi lưng gù), và vẫn còn các loài khác thì đang tan chảy theo đúng nghĩa đen.
Biển sâu vẫn là một nơi tối đen và đầy những bí ẩn.
Cho dù nguyên nhân là do hiện tượng El Nino, Blob hay do biến đổi khí hậu đi nữa, các sự kiện này chỉ để cho thấy các liên kết và hiểu biết của con người chúng ta về hệ sinh thái biển là quá ít và quá nghèo nàn. Biển sâu vẫn là một nơi tối đen và đầy những bí ẩn.
1. Cá voi lưng gù
Số lượng cá voi lưng gù đã giảm đi 1/3 so với số lượng của năm 2010.
Cá voi lưng gù thường xuất hiện ở vùng biển ngoài khơi Hawaii vào mùa đông, do dòng nước ấm của vùng này. Nhưng trong năm nay, các cuộc khảo sát ở Hawai'I đã cho thấy số lượng cá voi lưng gù đã giảm đi 1/3 so với số lượng của năm 2010, khi cuộc khảo sát mới đây nhất được thực hiện. Thêm vào đó, chỉ có một vài nhóm có cá voi con đi cùng chúng.
Các chuyên gia về cá voi vẫn chưa biết tại sao năm nay lại kỳ lạ như vậy, cho dù một số người nghi ngờ rằng nhiệt độ của các đại dương thay đổi do hiện tượng El Nino mạnh có thể đóng vai trò nào đó.
2. Sao biển
Một con sao biển đang tan chảy, nguyên nhân dường như đến từ 1 loại densovirus.
Các con sao biển con đang sản sinh như điên dại. Chúng trông cũng rất đáng yêu. Nhưng cũng rất lạ khi một loài virus đã xuất hiện và tàn phá các con biển trong thời gian gần đây. Trong năm 2013, các nhà khoa học dọc theo bờ biển Thái Bình Dương bắt đầu thấy các con sao biển tan chảy – theo đúng nghĩa đen – với số lượng lên tới hàng ngàn con.
Nguyên nhân dường như là một loại densovirus, đã tồn tại hàng thập kỷ nay nhưng chỉ đến gần đây mới bắt đầu gây ra các hoạt động tàn phá như vậy. Dù vậy, cũng chưa ai hoàn toàn giải thích tại sao căn bệnh này lại đột ngột bùng phát cũng như sự sinh trưởng bùng nổ của các sao biển con thời gian qua.
3. Bạch tuộc
Các đại dương ấm lên có thể làm gia tăng tốc độ cho chu kỳ sống của các loài thân mềm.
Lần này thì bạn có thể trách loài người – nhưng không phải gây ra sự suy giảm – mà do sự bùng nổ về số lượng của loài bạch tuộc, mực nang, mực ống, hay còn được gọi là các động vật thân mềm. Các nhà khoa học nhìn vào tỷ lệ đánh bắt được trong dài hạn, và đã nhận ra một sự tăng trưởng dân số lớn của các loài này trong 60 năm qua.
Nó có thể là do biến đổi khí hậu – các đại dương ấm lên có thể làm gia tăng tốc độ cho chu kỳ sống của các loài thân mềm. Hoặc nó có thể là do con người đã đánh bắt quá nhiều cá, vì vậy, các loài thân mềm đã tăng lên nhanh chóng để lấp vào khoảng trống trong hệ sinh thái.
4. Cua đá Dungeness
Mùa đông là mùa đánh bắt cua đá Dungeness ở ngoài khơi bãi biển của California.
Mùa đông là mùa đánh bắt cua đá Dungeness ở ngoài khơi bãi biển của California, nhưng trong năm nay, các ngư trường cua đang bị nhiễm độc nặng nề. Chuỗi sự kiện giải thích cho hiện tượng này diễn ra như sau: các mô hình thời tiết bất thường tạo ra các vùng nước ấm ở Thái Bình Dương.
Điều này gây ra một sự bùng nổ số lượng lớn các loài tảo độc hại, làm cho cua cũng bị nhiễm độc khi ăn phải các loài tảo này. Có vẻ như các vùng nước ấm đó là thủ phạm chính cho hiện tượng trên, nhưng điều gì gây ra các vùng nước ấm đó? Không ai biết cả.
5. San hô
Tại nhiều nơi trên thế giới, san hô đang chuyển sang màu trắng.
Trong năm nay, tất cả các nơi trên thế giới, san hô đang chuyển sang màu trắng. San hô thường được hình thành nên dựa trên mối quan hệ cộng sinh giữa các thể polyp nhỏ và loài tảo. Trong khi các thể polyp tạo nên hình dạng bộ xương cứng cho san hô, tảo cung cấp thức ăn cho các polyp và mang lại cho chúng những màu sắc rực rỡ.
Khi các đại dương trở nên quá nóng, cho dù là do thay đổi khí hậu hay El Nino đi nữa, các polyp đang trục xuất các tảo ra khỏi bản thân và cuối cùng chết vì đói.