5 sự thật khiến bạn giật mình vì mình chẳng biết gì

Cũng không cần phải quá buồn đâu, vì thế giới quanh ta vẫn luôn tồn tại những điều bí ẩn mà.

Thật vậy! Thế giới xung quanh ta còn quá nhiều điều kỳ diệu, trong đó có những sự thật vẫn luôn hiển hiện trong đời sống nhưng rất nhiều người không biết vì... chẳng để ý đến nó.

1. Theo bạn, lửa có bóng hay không?

Và đây là câu trả lời cho bạn.


Bóng được tạo thành khi ánh sáng bị chặn lại.

Về cơ bản, bóng được tạo thành khi ánh sáng bị chặn lại. Nhưng lửa thì khác bản thân nó là một nguồn sáng, vì thế ánh sáng thường sẽ đi xuyên qua nó.

Tuy nhiên, lửa là phản ứng oxi hóa giữa vật liệu và oxi, chính vì thế nếu lượng khí chứa carbon tạo thành đủ dày, nó có thể chặn lại ánh sáng và tạo thành bóng của lửa.


Cái bóng này mờ, chỉ có thể thấy khi nguồn sáng phía sau lớn hơn nguồn sáng của ngọn lửa.

Và cái bóng này rất mờ, thường chỉ có thể nhìn thấy khi nguồn sáng chiếu từ phía sau mạnh hơn nguồn sáng của ngọn lửa.

2. Bí kíp ngăn chảy nước mắt khi cắt hành: nhai kẹo cao su

Những bạn nữ hay làm bếp chắc cũng phải nhiều lần nín thở khi cắt hành, nếu không muốn hiện tượng giống thế này xảy ra.


Nước mắt thực chất không đến từ mắt mà đến từ tuyến lệ nằm cạnh hốc mắt.

Tuy nhiên, chỉ cần một cái kẹo cao su giá 1.000đ, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn chuyện này một cách không thể dễ dàng hơn.

Nước mắt thực chất không đến từ mắt mà đến từ tuyến lệ nằm cạnh hốc mắt. Tuyến lệ này sẽ phản ứng khi bị kích thích.


Chỉ cần một cái kẹo cao su giá 1.000đ, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn chuyện này một cách dễ dàng.

Khi cắt hành, có một chất hóa học không bền vững là syn-propanethial-S-oxide bị giải phóng vào không khí. Chất này gây kích ứng cho tuyến lệ, khiến chúng ta chảy nước mắt.

Nhưng tại sao nhai kẹo lại giúp cải thiện chuyện này? Các chuyên gia cho biết hành động nhai nhóp nhép đã vô tình khiến chúng ta thở chủ yếu bằng miệng, khiến lượng hóa chất gây kích ứng mắt không còn đủ mạnh để gây chảy nước mắt nữa.

3. Bạn có biết cái lỗ trên phần bật nắp lon nước ngọt dùng để làm gì không?

Tại sao lại có một cái lỗ khá... vô duyên như thế nhỉ?


Cái lỗ này để làm cái khỉ gì nhỉ?

Thực ra, cái gì cũng có nguyên nhân của nó chứ không phải nhà sản xuất cố tình "chơi lầy" chúng ta đâu. Mục đích của nó là để làm như thế này.


Để giữ ống hút đó.

Bởi vì nếu không giữ, các bọt khí ga sẽ không để yên cho chiếc ống hút của bạn, khiến nó nhảy nhót lung tung, thậm chí bắn cả ra ngoài.


Bởi vì nếu không giữ, các bọt khí ga sẽ không để yên cho chiếc ống hút của bạn.

4. Làm thế nào để biết cục pin đang đầy hay đã hết?

Rất đơn giản, hãy thả cục pin đó xuống như thế này.


Pin sạc đầy 100% sẽ không nảy lên tí nào.

Các bạn có thể thấy pin sạc đầy 100% sẽ không nảy lên tí nào, trong khi các cục pin đã hết hoặc sắp hết có độ nảy khá khủng.

Tại sao vậy? Một cục pin khi chưa sử dụng bao gồm bột kẽm trộn với một loại gel chứa chất điện phân - thường là kali hydroxit. Hỗn hợp này tách biệt qua một màng xốp với bột manga dioxit trộn cùng bột carbon.

Khi pin được sử dụng, manga dioxit sẽ chuyển thành manga oxit, gây ra sự thay đổi về cả mặt hóa học và vật lý học. Chính hỗn hợp manga oxit cùng carbon đã làm giảm tính "chống nảy" của hỗn hợp ban đầu, do đó pin khi dùng hết sẽ có độ nảy lớn hơn.

5. Bạn có biết - khi ngủ bạn không thể ngửi thấy gì hết

Nghe cũng khá là kỳ lạ đúng không, vì chúng ta vẫn thường nghe những câu đại loại như: "thức dậy nhờ mùi cafe thơm điếc mũi" trong những mẩu chuyện tình cảm ngôn tình phổ biến.


Tế bào cảm nhận mùi vị trong não bộ đã tự động tắt đi khi ngủ.

Tuy nhiên sự thực là chúng ta không thể ngửi thấy gì khi đang ngủ đâu, vì các tế bào cảm nhận mùi vị trong não bộ đã tự động tắt đi khi ngủ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không thể ngửi thấy mùi cafe ít nhất cho đến khi thức dậy.

Nhưng tuy không cảm nhận được mùi, bạn vẫn sẽ thức dậy được nếu hít phải các loại khói nguy hiểm, vì chúng vẫn tác động đến các bộ phận khác của não bộ, khiến não kích hoạt tình trạng báo động, đưa bạn ra khỏi giấc nồng.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video