50 triệu người trên thế giới mắc bệnh từ động vật

Một nghiên cứu mới đây cho thấy từ năm 2000 đến 2005, có khoảng 50 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh từ gia súc và muỗi, trong đó có 78.000 người thiệt mạng.

Bệnh lây từ động vật sang người đang có chiều hướng gia tăng - (Ảnh minh họa: petsalley)

Qua theo dõi các nghiên cứu trong quá khứ, nhà virus học Jonathan Heeney tại Trung tâm nghiên cứu động vật linh trưởng tại Hà Lan phát hiện các bệnh lây từ động vật sang người đang có chiều hướng gia tăng, trong đó có Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS), bệnh do virus West-Nile, virus Ebola…

Những “sát thủ” trong nhóm bệnh lây từ động vật sang người từ năm 2000-2005 gồm có: bệnh dại (làm khoảng 30.000 người thiệt mạng), virus Dengue (làm 50 triệu người nhiễm bệnh, giết chết khoảng 25.000 người), virus gây viêm não Nhật Bản (giết chết 15.000 người), sốt Lassa (giết chết khoảng 5.000 người và gây ảnh hưởng đến 300.000 người), virus gây SARS (giết chết 774 người).

Theo các chuyên gia, bệnh dại lây từ các động vật như chó, mèo, dơi và ngựa. Virus Dengue và virus gây viêm não Nhật Bản lây qua muỗi. Sốt Lassa lây qua một loài chuột, còn vật chủ của virus gây SARS hiện vẫn chưa được xác định. 

Hiện chưa có loại vaccine hữu hiệu nào cho một số bệnh do virus lây từ động vật sang người. Theo Heeney, các bác sĩ và các chuyên gia thú y nên hợp tác với nhau để giải quyết mối đe dọa toàn cầu đang ngày càng tăng này.

Trong số các virus lây từ động vật sang người, virus cúm gia cầm H5N1 hiện là mối quan tâm số 1 do khả năng lây từ gà sang các loài chim khác và sang người, và do virus này có thể biến thể thành một dạng mới có thể dễ dàng lây từ người sang người. Các thống kê cho thấy virus này đã giết chết một nửa trong số 145 người nhiễm bệnh.

14 loại bệnh chính mà con người mắc phải từ động vật:

1. AIDS. Con người mắc phải virút HIV từ những loài vượn dạng người sống ở Trung Phi. Hiện đã có gần 24 triệu người chết vì bệnh này.

2. Bệnh viêm phổi cấp. Con người có thể đã lây bệnh này từ loài cầy hương. Dịch bệnh đã đánh vào hàng nghìn người, hàng trăm người trong số đó đã chết.

3. Bệnh sốt Đănggơ. Tác nhân gây bệnh này là muỗi. Những đợt dịch đầu tiên đã bùng phát vào những năm 1950 ở Thái Lan và Philippin. Trong những năm 1970 dịch đã lan sang 9 nước. Hiện nay dịch lẻ tẻ nổ ra ở 100 nước.

4. Sốt Ebola. Có giả thuyết cho rằng con người bị nhiễm loại virút này từ vượn dạng người. Tác nhân gây bệnh được truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu và bài tiết của người bệnh. Trong những năm 1970, Bệnh Ebola nổ ra ở Xuđăng cướp đi sinh mạng của 90% số người bị nhiễm.

5. Bệnh sốt vàng. Con người lây virút gây bệnh này từ vượn dạng người ở Trung Phi. Muỗi là vật truyền bệnh. Những ca bệnh sốt vàng đầu tiên đã có gần 400 năm trước. Loại vắcxin chống bệnh sốt vàng đã điều chế từ 60 năm nay.

6. Bệnh sốt tây sông Nil. Con người bị nhiễm virút gây bệnh này từ chim và thông qua muỗi. Bệnh sốt này nguy hiểm từ chỗ tỷ lệ tử vong cao. Những trường hợp mắc bệnh đã được ghi nhận không chỉ ở riêng châu Phi mà cả ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ.

7. Bệnh sốt rét. Tác nhân gây bệnh sốt rét truyền cho con người khi bị muỗi anôphen đốt. Mỗi năm có gần 300 triệu người mắc bệnh, một triệu người trong số đó bị chết.

8. Bệnh Laima. Con người nhiễm vi khuẩn gây bệnh qua hươu và chuột. Các triệu chứng của bệnh giống như cúm, nhưng bệnh diễn ra ở thể trầm trọng hơn và gây viêm khớp. Trong những năm 1970, lần đầu tiên bệnh xảy ra ở thành phố cùng tên ở Mỹ vì thế nó được mang đó.

9. Bệnh đậu mùa. Con người lây bệnh từ lạc đà. Căn bệnh này nổi tiếng từ 3.000 năm trước và trong một thời gian dài là nguyên nhân chính làm trẻ tử vong. Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng cũng là nạn nhân của bệnh đậu mùa, chẳng hạn như Pie Đại đế của Nga và vua Pháp Ludowic 15. Theo đánh giá của các nhà lịch sử học, vào cuối thể kỷ XIX mỗi năm có gần 50 triệu người bị mắc bệnh đậu mùa. Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa vượt quá 30% tổng số người mắc. Trường hợp cuối cùng mắc bệnh đậu mùa diễn ra vào năm 1977.

10. Bệnh đậu mùa khỉ. Con người bị lây bệnh này từ chuột vàng. Những trường hợp mắc bệnh được ghi nhận vào cuối tháng 5 năm ngoái ở Mỹ. Căn bệnh này cũng tiến triển như bệnh đậu mùa thông thường nhưng nhẹ hơn và chưa gây tử vong.

11. Bệnh dịch hạch. Con người bị lây bệnh này từ chuột cống và những loài gặm nhấm khác. Tác nhân gây bệnh được truyền qua vết cắn. Bệnh dịch đầu tiên được nổ ra ở thế kỷ thứ 6 và ở Vizantia: Trong 50 năm gần 100 triệu người bị chết. Vào thế kỷ XIV, bệnh dịch hạch phương Đông đã cướp đi sinh mạng của chừng 1/3 dân số châu Á và châu Âu. Vào cuối thế kỷ XIX đã xảy ra đợt dịch hạch toàn cầu thứ 3 đánh vào trên 100 cảng trên thế giới. Năm 1999 nó lại bùng phát ở 14 nước, chủ yếu ở châu Phi, trên 2,6 nghìn người mắc bệnh, 212 người trong số đó tử vong.

12. Bệnh nhũn não (thường được biết đến với bệnh bò điên). Con người lây bệnh này từ bò. Trên thế giới lẻ tẻ có vài trường hợp chết người vì ăn phải loại thịt bò có chứa tác nhân gây bệnh đánh vào não. Những trường hợp bị bệnh bò điên xảy ra ở những nước khác nhau. Căn bệnh này gây hại cho nông nghiệp châu Âu chừng 60-120 tỷ đô la.

13. Bệnh viêm não. Con người nhận được tác nhân gây bệnh viêm não từ loài gặm nhấm và chim. Muỗi và bọ cũng là vật trung gian mang virút. Mỗi năm có 100-200 nghìn người mắc các bệnh viêm não khác nhau, 10-15 nghìn người đã chết.

14. Bệnh khuẩn salmonella. Con người bị lây bệnh này từ bò, lơn, dê, vịt và ngỗng khi trứng và thức ăn có khuẩn salmonella sống. Cũng có những trường hợp tử vong vì bệnh khuẩn này.

TƯỜNG VY

Theo Xinhua, LiveScience, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video