9 điều bất ngờ về trái sầu riêng không phải ai cũng biết

Sầu riêng là loại quả đặc biệt và là vua của các loại quả. Bởi trái sầu riêng là loại hoa quả dùng để vua "dụ" mỹ nhân, mùi trái sầu riêng thực sự là mùi tất chân sau khi tập GYM... Đó là những sự thật "khó đỡ" về quả sầu riêng.

1. Là loại quả ngày xưa vua dùng để chinh phục người đẹp

Không phải nhờ dinh dưỡng vượt trội hay vẻ ngoài đẹp mắt, sầu riêng vẫn là vua của các loại quả. Sở dĩ loại quả “vừa ngon vừa thúi” như sầu riêng có thể trở thành vua của các loại quả, là vì theo truyền thuyết, đây là loại quả mà ông vua xa xưa đã dùng để chinh phục người đẹp.

2. Chính xác mùi của trái sầu riêng là mùi gì?

Nhiều người tả sầu riêng bằng những từ kinh khủng, số khác lại phát cuồng vì mùi hương của loại quả này. Tranh cãi xoay quanh mùi vị của sầu riêng giữa những người ghét và yêu chưa bao giờ kết thúc.

Năm 1856, nhà tự nhiên học Alfred Russel Wallace đã tả mùi sầu riêng giống như nước sốt hành tây, rượu sherry trộn với một vài món khác. Trong khi đó, đầu bếp trứ danh Anthony Bourdain lại ví hơi thở sau khi ăn sầu riêng sẽ có mùi như "đang hôn kiểu Pháp với người chết".

Có rất nhiều người nói sầu riêng rất khó ngửi, và bạn có thể tượng tưởng vô vàn so sánh về mùi của loại quả này. Nhưng chính xác hơn cả thì đó là mùi của đôi tất sau khi đi tập gym.

3. Ăn sầu riêng cùng với rượu có thể gây độc, và ăn với sữa cũng nguy hiểm?

Chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn về mối liên quan này. Một số người bị ợ nóng và đầy bụng sau khi ăn sầu riêng là do hàm lượng chất xơ và carbohydrate cao. Tình trạng này có thể nặng thêm nếu uống rượu.

Theo Đông y, rượu có tính nóng. Khi uống rượu cùng với sầu riêng cũng có tính nóng, những tác động này bị đẩy mạnh thêm và có thể làm mất cân bằng âm dương của cơ thể.

Tình trạng này có thể làm nặng thêm các bệnh hiện có, như bệnh tim mạch, và gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

4. Trái sầu riêng có thể phòng bệnh trầm cảm

Hàm lượng vitamin B6 trong sầu riêng là rất cao, đây là tác nhân giúp kích thích sự sản xuất serotonin giúp phòng chống chứng trầm cảm tự nhiên.

Một số nghiên cứu đã cho biết, khi lượng serotonin giảm hay bị rối loạn sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm. Do đó, bạn có thể duy trì sự ổn định serotonin bằng cách thường xuyên ăn sầu riêng.

5. Lòng nhân ái” của sầu riêng?

Sầu riêng rơi vào người có thể rất nguy hiểm nhưng thật may là loại trái cây này còn có “lòng nhân ái”, thường rơi vào ban đêm.


Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi vào một vườn trái cây ban ngày. Nhưng ban đêm thì đúng là một chuyện khác.

6. Đổ nước muối vào vỏ quả sầu riêng và uống nước này để tránh bị nhiệt khi ăn sầu riêng?

Điều này có vài phần sự thật - theo Đông y, nước muối được cho là giúp giảm độc tốt và tính nhiệt. Nó có thể điều hóa những tác dụng không mong muốn của việc ăn sầu riêng. Tuy nhiên không cần phải uống từ vỏ quả sầu riêng.

7. Mức độ nguy hiểm của sầu riêng

Để biết chính xác mức độ nguy hiểm của sầu riêng, bạn có thể tham khảo biển cấm trước thang máy ở một số nước châu Á như Singapore, Nhật Bản. Sầu riêng được cấm giống như bom nguyên tử, lửa và thuốc lá.

8. Ai không nên ăn sầu riêng?

Người bị suy thận

Lượng kali trong sầu riêng sẽ cực nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. vì khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5mmol/l sẽ làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, có thể gây tử vong đột ngột.

Do đó, những người bị suy thận không nên ăn sầu riêng.

Phụ nữ mang thai

Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi.

Những người bị mụn nhọt, nóng trong

Bản chất của sầu riêng là thực phẩm nóng do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, hay bị nổi hay bị nhiệt miệng thì nên tránh xa món sầu riêng ra nếu không làn da của bạn sẽ cực kỳ thảm hại.

Bên cạnh đó, nó còn khiến phát nhiệt miệng, gây nóng trong cho bạn.

Thông tin dinh dưỡng/100g sầu riêng (khoảng 3 hạt)

  • Năng lượng 160kcal
  • Protein 2,5g
  • Chất béo toàn phần 2,8g
  • Chất béo no 0,85g
  • Chất xơ 3,1g
  • Carbohydrate 31,1g
  • Cholesterol 0mg
  • Natri 8mg

9. Không chỉ có một loại

Tính đến nay, người ta đã ghi nhận khoảng 30 giống sầu riêng trên thế giới. Loại trái cây này có nguồn gốc ở Malaysia, Indonesia, Borneo nhưng đang xuất hiện rộng rãi ở các nước khác như Sri Lanka, Việt Nam, Thái Lan... Trong số này, Thái Lan là nước sản xuất sầu riêng lớn nhất và có nhiều giống sầu riêng hơn cả "quê nhà" của vua trái cây.

Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), (mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ riêng biệt, Durionaceae, được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á.

Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Thái Lan, Mindanao (Philippines), Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri Lanka và một phần của Hawaii.

Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu sầu riêng.

Cách chọn sầu riêng ngon

  • Dựa vào hình dáng của quả sầu riêng: Khi chọn sầu riêng không quan trọng kích thước to hay nhỏ mà quan trọng là phần eo quả phải phình to đều, không bị vẹo vọ. Quả có phân thành các múi rất to và rõ ràng.
  • Kiểm tra gai của quả sầu riêng: Quả sầu riêng đã già thì có những gai nở to, rất cứng nhưng đầu gai hơi tròn chứ không nhọn hắt và nhỏ xíu.
  • Dựa vào tiếng động khi gõ vào quả: Khi gõ mà thấy tiếng bộp bộp hoặc bịch bịch phát ra rất chắc chắn thì đó là quả có phần cơm dày và hạt lép.
  • Màu sắc của quả sầu riêng: Những quả sầu riêng có cơm vàng sữa, hạt lép thì có vỏ màu xanh rêu hoặc màu xanh rêu hanh vàng. Gai sầu riêng cũng cứng và thưa hơn nhiều so với những quả non.
  • Quan sát cuống sầu riêng: Quả sầu riêng đã già, chín đều và ngon thì có phần cuống cứng và vẫn xanh tươi.
  • Cách tách múi sầu riêng: Những quả đã già, chín tới thì phần múi của nó đã tự tách ra và người bán chỉ cần dùng cây khui chuyên dụng nhẹ nhàng tách rất đơn giản. Còn những quả non thì sẽ rất mất sức mới có thể tách được múi.
Cập nhật: 25/02/2020 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video