Điểm mặt những điều “cấm” khi ăn sầu riêng

Cách ăn sầu riêng không bị nóng và những người không nên ăn sầu riêng

Nắm bắt được những tác hại tiềm ẩn từ trái sầu riêng không đồng nghĩa với việc bạn tránh xa hoàn toàn thứ quả bổ dưỡng này.

Loại quả giàu dinh dưỡng

Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100 gram sầu riêng chứa 147 kcal, carbohydrate 27,1 g, protein 1,47 g, chất béo 5,33 g, chất xơ 3,8 g, vitamin và các khoáng chất (vitamin A 2 mcg, vitamin C 19,7 mg, magiê 3 mg, sắt 0,43 mg, đồng 0,2 mg, canxi 6 mg, kali 436 mg, phốt pho 39 mg…).


Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng. (Ảnh: SCMP).

Múi sầu riêng trung bình khoảng 250 g sẽ cung cấp khoảng 367 kcal. Bên cạnh đó, sầu riêng còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid. Đây là những hợp chất có đặc tính chống oxy hóa.

Lợi ích khi ăn sầu riêng

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), sầu riêng còn có các tác dụng dược lý như:

Cải thiện tâm trạng: Sầu riêng chứa axit amin tryptophan giúp sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin, tạo cảm giác hạnh phúc, bình tĩnh và thư giãn.

Cải thiện tiêu hóa: Sầu riêng chứa một lượng lớn chất xơ, cả hòa tan và không hòa tan, có thể ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày như táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy giảm cân vì nó giúp cảm thấy no hơn sau khi ăn, hạn chế được ăn vặt. Tuy nhiên, sầu riêng cũng có nhiều calo. Ăn nhiều có thể làm dư thừa calo so với lượng cần thiết, lại gây tăng cân, tích tụ mỡ, khó tiêu và đầy bụng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Sầu riêng chứa lượng kali cao, tốt cho quá trình lưu thông máu, người huyết áp cao. Các hợp chất thực vật có trong sầu riêng có tác dụng giảm mức cholesterol, ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.

Giảm nguy cơ ung thư: Các gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn tới hình thành và phát triển tế bào ung thư. Sầu riêng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại trừ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất của trái sầu riêng có tiềm năng tiêu diệt tế bào ung thư vú.


Quả sầu riêng là một quả ngon, bổ, tác dụng kích thích sinh dục. (Ảnh: Malaymail).

Tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe làn da: 100 g sầu riêng đáp ứng 24% lượng vitamin C hàng ngày, giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin C giúp bạch cầu hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng sản xuất collagen, tốt cho da, tóc, móng. Vitamin C cùng với các chất chống oxy hoá trong sầu riêng giúp cường sức khỏe làn da và giảm thâm, mờ nám.

Giảm tình trạng thiếu máu và thúc đẩy thai kỳ khỏe mạnh: Sầu riêng chứa lượng folate hoặc axit folic cao, rất cần thiết trong việc sản xuất huyết sắc tố. Hơn nữa, sự hiện diện của folate trong sầu riêng rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì giúp thúc đẩy sự phát triển mô thường xuyên, bảo vệ não và cột sống của thai nhi đang phát triển.

Duy trì xương khỏe mạnh: Sầu riêng chứa một số kim loại vi lượng bao gồm canxi và kali. Lượng canxi có trong sầu riêng rất thấp nhưng lượng kali vẫn đáp ứng được khoảng 9% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Giảm trầm cảm và cải thiện giấc ngủ: Sầu riêng chứa các axit amin được gọi là tryptophan - một hợp chất gây ngủ tự nhiên. Tryptophan cần thiết để tăng mức độ serotonin và melatonin. Serotonin rất cần thiết để giảm căng thẳng, mất ngủ, lo lắng, thèm ăn cũng như trầm cảm. Ngoài ra, những loại hormone này còn giúp kiểm soát chức năng giấc ngủ và có thể được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh.

Chống lão hóa: Sầu riêng có nhiều đặc tính chống oxy hóa từ vitamin và thành phần hóa học hữu cơ giúp giảm lượng gốc tự do trong cơ thể. Từ đó làm giảm nguy cơ lão hóa sớm và trì hoãn sự xuất hiện của các triệu chứng như nếp nhăn, đốm đồi mồi, thoái hóa điểm vàng, rụng tóc, lung lay răng, viêm khớp, ung thư và bệnh tim.


Sầu riêng có những thành phần hóa học hữu cơ giúp giảm lượng gốc tự do trong cơ thể.

Tăng cường và khuyến khích khả năng sinh sản: Estrogen là hormone giúp thụ thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sầu riêng chứa hàm lượng estrogen cao và như một loại thuốc thảo dược. Bên cạnh đó, sầu riêng có thể tăng cường ham muốn tình dục và sức chịu đựng, đồng thời làm giảm nguy cơ vô sinh ở cả hai giới, tăng khả năng vận động của tinh trùng.

Theo Đông y, vỏ quả sầu riêng có vị đắng, tính ấm, tác dụng tiêu thực, nếu sao đen có thể dùng cầm máu. Thịt quả có vị ngọt, tính ấm. Quả sầu riêng vừa là một quả ngon, bổ, tác dụng kích thích sinh dục.

Rễ và lá còn dùng làm thuốc chữa sốt và bệnh về gan, da vàng. Hạt sầu riêng rang lên hoặc nấu chín ăn được, có thể làm thành kẹo, mứt.

Cách ăn sầu riêng không bị nóng

Ăn sầu riêng tránh bị nóng, ngoài việc ăn ít, có một cách đó là ăn cùng với măng cụt. Bởi vì măng cụt có tính mát có thể làm hạ nhiệt. Phương pháp ăn tốt cho sức khỏe khi ăn sầu riêng trong mùa hè, có thể cho sầu riêng vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó rã đông trước khi ăn, đợi đến khi sầu riêng mềm thì có thể ăn, sầu riêng vừa ngọt, mềm, hơn nữa hương vị cũng dễ chịu hơn.


Sầu riêng là thực phẩm bổ sung lý tưởng cho người có thể chất lạnh.

Để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng cũng như trung hòa "tính nóng" của trái sầu riêng, bạn cần ăn sầu riêng đúng cách, khi ăn nên kết hợp cùng các loại quả mang tính hàn như măng cụt, dứa, thanh long...

Những lợi ích không tưởng khi ăn sầu riêng

Xét về một khía cạnh bổ sung các dưỡng chất thì ăn sầu riêng rất tốt cho sức khỏe: Nếu bạn tiêu thụ khoảng 234 gr sầu riêng, điều đó tương đương với bạn hấp thụ khoảng 20% lượng carbohydrate cần trong một ngày.

Như thế sầu riêng chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn khi đang có nhu cầu bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể, bởi lẽ chỉ cần ăn 1/5 trái sầu riêng bạn đã có thể bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho cả một ngày dài. Trong sầu riêng chứa rất nhiều vitamin B và C giúp hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu lượng máu. Ngoài ra, trong sầu riêng cũng có nhiều hàm lượng kali phong phú, hữu ích cho sức khỏe của bạn.


Sầu riêng rất giàu thiamin, đây là chất mà không phải loại quả nào cũng có. 

Một công dụng của sầu riêng nữa mà bạn nên biết đó chính là nó chứa nhiều thiamin – mà không phải loại quả nào cũng có. Thitamin có thể giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng và hỗ trợ trong phát triển cơ bắp và sức khỏe thần kinh. Nếu bạn đang muốn bổ sung Thiamin thì hãy dùng sầu riêng, một khẩu phần sầu riêng chứa khoảng 30% lượng Thiamin khuyến cáo hằng ngày dành cho bạn. Và đặc biệt sầu riêng có chứa nhiều phốt phát hay còn gọi là axit pholic. Loại chất này có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa bệnh tim, phát triển bào thai (nếu bạn đang mang thai) và thậm chí còn giúp hỗ trợ chức năng não. Một khẩu phần ăn sầu riêng chứa khoảng 20% nhu cầu axit pholic hàng ngày của bạn.

Sầu riêng có những lợi ích rất tuyệt vời như vậy, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn tự do, thoải mái, theo ý thích mà cần có những lưu ý đặc biệt khi ăn loại quả này.

Những người không nên ăn sầu riêng

Phụ nữ có thai hoặc người có huyết áp cao không nên ăn sầu riêng vì nó nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Ngoài ra, những người hay nổi mụn, tiểu vàng; người bệnh đường trong máu cao cũng không nên ăn nhiều.

Do sầu riêng chứa hàm lượng đường cao, mang tính nóng nên nếu ăn nhiều dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Đặc biệt với phụ nữ có thai, người cao huyết áp, và bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra tình trạng khó ngủ, táo bón, nước tiểu vàng, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí là đột quỵ.


Sầu riêng kết hợp với đồ uống có cồn sẽ tăng nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.

  • Sầu riêng là loại quả rất giàu năng lượng, chỉ 100g quả cung cấp tới 129-181 calo, như vậy thì với trái sầu riêng trung bình từ 1-1,5kg sẽ cung cấp tới 1000 calo. Bởi vậy, các chuyên gia về sức khỏe khuyên những người béo phì cần hạn chế ăn sầu riêng để tránh tăng cân không kiểm soát.
  • Người có thể chất nóng, đau họng, ho, cảm mạo, những người có khí quản nhạy cảm, ăn sầu riêng sẽ làm cho tình trạng tồi tệ thêm, không tốt cho sức khỏe, do đó những trường hợp trên không phù hợp ăn sầu riêng.
  • Người mắc bệnh thận và bệnh tim nên ăn ít, bởi sầu riêng chứa nhiều kali, càng làm tăng thêm tình trạng của bệnh.
  • Bệnh nhân mắc bệnh ngoài da và viêm thanh quản không nên ăn sầu riêng, ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng nặng thêm.
  • Bạn có biết, sầu riêng kết hợp cùng thức uống có cồn làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể. Cũng đã có một phụ nữ ở Thái Lan đã tử vong sau khi ăn sầu riêng và uống rượu có độ cồn cao.

8 điều bất ngờ về trái sầu riêng không phải ai cũng biết

Nguồn gốc mùi hương độc đáo của quả sầu riêng từ đâu mà có?

Cập nhật: 04/07/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video