6 lý do bạn nên uống sữa đậu nành

Nếu bạn thích uống sữa nhưng lại bị dị ứng các sản phẩm từ bơ sữa hoặc cảm thấy chán khi uống mãi sữa bò thì sữa đậu nành chính là cứu cánh hoàn hảo.

Sữa đậu nành khá đặc, có vị hạt phỉ và có lợi cho sức khỏe nhiều hơn là bạn nghĩ. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây về sữa đậu nành.

Một cốc sữa đậu nành 250ml trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10g protein, 1- g đường.

Cải thiện lipid (mỡ)


Một trong những vai trò quan trọng nhất của sữa đậu nành là khả năng cải thiện lipid máu. (Ảnh: citydentist.com).

Một trong những vai trò quan trọng nhất của sữa đậu nành là khả năng cải thiện lipid máu. Khác với sữa thường chứa nồng độ cholesterone và chất béo bão hòa cao, sữa đậu nành thường chứa lượng chất béo khá thấp và đặc biệt không có cholesterone. Axit béo không bão hòa dạng đơn và đa thể giúp ngăn chặn cholesterone đi vào trong máu. Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống sữa đậu nành có lượng triglyceride và lipoprotein trong máu thấp hơn, giúp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ và là thức uống tuyệt vời hỗ trợ những người có tiền sử gia đình mắc Hỗ trợ sự liên kết các mạch máu.

Axit chất béo Omega 3 và 6 cũng như chất chống oxy hóa và phyto-hoocmon trong đậu nành giúp bạn bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và co giãn. Những chất này có vai trò như chất keo dính, ngăn chặn cholesterone và những tạp chất nguy hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, chính hỗn hợp các chất dinh dưỡng này giúp bạn cải thiện độ đàn hồi và tình trạng lỏng của các mạch máu, giúp chúng được bảo vệ tốt hơn mỗi khi huyết áp thay đổi.

Hỗ trợ giảm cân

Sựa đậu nành chứa lượng đường tự nhiên thấp hơn sữa bò. Trong khi sữa bò chứa khoảng 11g đường trong 1 cốc 250 ml, thì sữa đâu nành chỉ chiếm bằng một nửa, tương đương với 6g đường. Chính vì thế, 1 cốc sữa đậu nành trung bình chỉ chứa 81 calo, ngang ngửa với sữa tách béo. Ngoài ra, axit béo không bão hòa dạng đơn trong sữa đậu nành có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo vào đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Hơn thế nữa, uống sữa đậu nành sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ hơn, nên sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn.

Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Sữa đậu nành chứa nguồn phytoestrogen dồi dào (hoocmon nữ, chính vì thế nam giới được khuyên không nên tiếp thụ QUÁ nhiều sản phẩm từ đậu nành), nên sẽ ngăn hoóc-môn sinh dục nam là testosterone tiết ra quá nhiều. Lượng hoocmon nam testosterone thấp hơn đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt giảm. Các nghiên cứu đã cho thấy những người đàn ông ăn theo chế độ giàu đậu nành thường ít mắc các bệnh phì đại hoặc ung thư tiền liệt tuyến hơn.


Ảnh: pingminghealth.com

Ngăn ngừa các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, lượng hoóc-môn phytoestrogen tiết ra trong cơ thể phụ nữ rơi xuống mức thấp nhất. Việc suy giảm hoocmon đột ngột như thế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe đối với phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh. Những người này thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh về tim mạch và đái tháo đường cao hơn hẳn. Ngoài ra, họ còn dễ bị trầm cảm, mất ngủ, thay đổi cảm xúc và gặp các vấn đề về thể chất nhiều hơn. Hoocmon phytoestrogen trong đậu nành là sự thay thế quý giá cho lượng hoocmon bị mất đi. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm và làm chậm các triệu chứng và hậu quả hậu mãn kinh.

Cải thiện bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương gây ra tình trạng xương yếu dần, trở nên mềm và dễ gẫy. Hoóc-môn phytoestrogen trong đậu nành giúp hấp thụ calci vào cơ thể và làm xương chắc khỏe hơn. Để tối đa hóa tác dụng, bạn nên mua sữa đậu nành có bổ sung vitamin D và calci để uống.


Sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống.

Lưu ý khi uống sữa đậu nành

  • Sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.
  • Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành. Lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
  • Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành. Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
  • Không nên chỉ uống sữa đậu nành không. Nếu chỉ uống sữa đậu nành không các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,…hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
  • Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
  • Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
  • Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
  • Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đày bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
  • Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
  • Uống sữa đậu nành, nhớ đề phòng thiếu kẽm. Các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Do đó, những người thường xuyên sử dụng loại thức uống này cần lưu tâm đến việc bổ sung kẽm. Cùng với đó, những người đang trong tình trạng thiếu kẽm nên hạn chế uống sữa đậu nành.
  • Không uống sữa đậu nành cùng lúc với ăn trứng: Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt. Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Uống sữa đậu nành lúc nào thì tốt nhất?


Sữa đậu nành có thể dùng mọi lúc trong ngày vì nó ít khi có tác dụng phụ.

Nhà dinh dưỡng học Kanzaki tomoko (Nhật Bản) đã chỉ ra rằng, sữa đậu nành có thể dùng mọi lúc trong ngày vì nó ít khi có tác dụng phụ, nhưng nếu muốn các thành phần dinh dưỡng phát huy tối ưu thì bạn nên lập thực đơn uống sữa đậu nành vào 2 thời điểm này trong ngày.

  • Thứ nhất chính là uống sau buổi sáng thức dậy, tức là dùng cùng lúc với bữa ăn sáng. Lúc này cơ thể con người càng dễ dàng hấp thu các dưỡng chất trong sữa đậu nành, và còn giúp bạn thuận lợi hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.
  • Thời điểm thứ hai chính là buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Bởi vì thời gian này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa đậu nành, ngoài ra nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.
Cập nhật: 15/05/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video