Vùng biển gần Fukushima nhiễm xạ gấp 1.000 lần

Nồng độ phóng xạ tại vùng biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, nơi xảy ra sự cố do tác động của động đất và sóng thần hôm 11/3 vừa qua vẫn ở mức cao gấp 1.000 lần bình thường.

Vietnamplus, trong bài viết đăng tải sáng nay, 5/5, dẫn lời Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) cho hay, nồng độ phóng xạ đo được trong cát lấy từ khu vực duyên hải bán kính từ 15-20 km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I cao gấp 1.000 lần bình thường.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

TEPCO cho biết, các chuyên gia hạt nhân đã phát hiện được điều này sau khi tiến hành kiểm tra mẫu đất cát ở khu vực duyên hải Lwasawa thuộc thị trấn Hirono và Naraha, cách nhà máy 20 km về phía nam và vùng đáy biển phía Bắc nhà máy điện, cách bờ biển quận Odaka, thành phố Minamisoma, 3km.

Tại đáy biển quận Odaka, trong 1kg cát thu được 1400 becquerel Ceasium 137, 1300 becquerel Ceasium 134, vượt trên tiêu chuẩn thông thường 1.000 lần. Ngoài ra, nồng độ Iodine 131 phát hiện được là 190 becquerel, vượt 100 lần giới hạn cho phép.

Ngay khi phát hiện thấy phóng xạ siêu cao trong cát đáy biển, TEPCO đã đề ra phương án kiểm tra các loại cá đánh bắt được tại cả hai địa điểm trên. Bởi vì, việc phát hiện chất phóng xạ cao ở đáy biển đồng nghĩa với việc các loài thủy sinh vật ở vùng nước sâu có nguy cơ nhiễm phóng xạ rất cao.

Trước đó, người ta cũng đã phát hiện mức độ nhiễm phóng xạ cao hơn từ 100- 1.000 lần mức cho phép ở các mẫu vật lấy từ độ sâu 20-30 dưới biển. Trong khi đó, nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn tiếp tục rò rỉ phóng xạ ra môi trường xung quanh.

Để kiểm soát tình hình tại nhà máy Fukushima I, TEPCO đã tiến hành lắp đặt “máy tuần hoàn khí” với màng lọc hấp thu chất phóng xạ tài lò phản ứng số 1 nhằm làm giảm nồng độ phóng xạ xung quanh nhà máy với mục tiêu đưa các tác nghiệp viên trở lại lò phản ứng này để làm việc.

Nếu như kế hoạch này thành công, các nhân viên tác nghiệp trở lại làm việc tại lò phản ứng số 1 sẽ điều tra và thi công, tiến tới tạo một hệ thống tuần hoàn nước để liên tục làm mát lò, tránh rò rỉ nước ra môi trường.

[#RelatedNews(196)#]

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video