Loại quả chua chát được ví như "insulin tự nhiên" giúp hạ đường huyết, "bơm" máu hiệu quả

Loại quả này không còn xa lạ với người Việt nhưng ít ai hiểu hết công dụng của nó.

Cây cóc thuộc họ Anacardiaceae, cùng họ với một số loại cây nhiệt đới khác bao gồm hạt điều và xoài. Lá và vỏ của cây cóc cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên, quả cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất do những lợi ích mà nó sở hữu.

Theo Healthline, 100g quả cóc cây chứa 0,27g chất béo, 0,88g protein và 0,3mg sắt. Các chất dinh dưỡng còn lại trong quả cóc như sau: 10g carbohydrate, 2,2g chất xơ, 5,95g đường, 80g nước, 3mg natri, 250mg kali, 67mg phốt pho, 36mg vitamin C.


Quả cóc non.

Với những dưỡng chất đó, loại quả này đem lại hàng loạt lợi ích cho người sử dụng:

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Sở dĩ loại quả này có công dụng như vật bởi chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin C - 2 thành phần tốt cho việc ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ trong quả cóc giúp cơ thể cảm thấy no lâu, từ đó tự động giảm khẩu phần ăn, giảm cảm giác thèm ăn, khiến cơ thể không tăng đường huyết và kiểm soát được cân nặng.

Khắc phục tình trạng thiếu máu

Hàm lượng sắt trong 100 gram cóc có thể hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài chất sắt, trái cóc còn chứa nhiều vitamin B1 giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Quản lý cholesterol

Quả cóc chứa nhiều vitamin C, giúp chuyển hóa cholesterol có trong cơ thể thành axit mật. Bằng cách chuyển hóa cholesterol, nồng độ cholesterol trong máu sẽ được cân bằng, nhờ đó giữ cho mức cholesterol được kiểm soát trong một sự cân bằng lành mạnh.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C dồi giàu từ trái cóc giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, giúp hình thành collagen và làm nhanh quá trình chữa lành vết thương. Trái cóc cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tác hại các gốc tự do.

Cải thiện thị lực

Quả cóc được coi là nguồn vitamin A tuyệt vời. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe mắt. Hợp chất vitamin A của trái cóc giúp võng mạc của mắt hoạt động tốt hơn trong quá trình tiếp nhận hình ảnh.

Ngăn ngừa lão hóa

Vitamin C có trong trái cóc có thể bảo vệ các phân tử quan trọng như protein, lipid (chất béo), carbohydrate và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do, chất độc hoặc chất ô nhiễm gây ra. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây ra lão hóa sớm.

Kiểm soát cân nặng

Cóc là loại quả được biết đến có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả. Quả cóc cung cấp rất ít calo. 100g thịt cóc cung cấp khoảng 29 calo, chất béo có trong trái cóc là chất béo có lợi. Đặc biệt, chất xơ có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả.


Cóc là loại quả được biết đến có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả.

Hỗ trợ nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp

Với hàm lượng vitamin C cao, cóc giúp phục hồi mô và nuôi dưỡng làn da. Nó làm tăng sản xuất collagen và cải thiện vẻ đẹp của làn da. Ngoài ra, lá cóc được đun sôi và chiết xuất được sử dụng như một chất thay thế cho kem dưỡng da và chất dưỡng ẩm.

Lưu ý khi ăn cóc

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo loại quả có vị chua như cóc thường chứa một lượng axit rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axit trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.

Những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng cần lưu tâm khi ăn cóc. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.

Bất kỳ một loại trái cây nào chúng ta cũng chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải. Ngoài ra, bạn nên ăn đa dạng các loại trái cây để cung cấp đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Cập nhật: 13/03/2024 Phụ Nữ số
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video