7 dụng cụ y tế ghê rợn nhất trong lịch sử phát triển loài người

Cùng điểm qua những "gương mặt" xứng đáng cho danh hiệu khủng khiếp nhất, là mặt trái cho hào quang sáng chói của những thành tích cao quý trong lĩnh vực y học, cứu chữa con người.

Chắc chắn công cuộc phát triển y học đã và đang luôn luôn là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của loài người trong lịch sử phá triển của mình. Đi kèm với đó không thể không kể đến những công cụ y tế đa dạng, phong phú - cánh tay phải đắc lực cho các y sỹ cứu chữa bệnh nhân. Nhưng thành tích tự hào liên quan đến mạng sống của một con người không phải luôn đi kèm với những thứ đẹp đẽ và "đầy màu hồng". Dưới đây là 7 minh chứng cụ thể và ghê rợn nhất khiến ta sởn gai ốc về những dụng cụ y tế trong quá khứ:

Dụng cụ rút máu


Những mũi cạnh sắc nhọn chọc xuyên qua da, trong khi ông xi-lanh có nhiệm vụ hút máu trực tiếp ra ngoài.

Kể từ những năm đầu thập kỷ 1800, người ta ít khi thấy sự xuất hiện của những con đỉa sống, nhưng chức năng của chiếc xi-lanh gắn liền với những mũi dao này thì lại giống y hệt sinh vật hút máu trên. Những mũi cạnh sắc nhọn chọc xuyên qua da, trong khi ông xi-lanh có nhiệm vụ hút máu trực tiếp ra ngoài. Một thiết bị khác nữa cũng có vai trò tương tự là dao rạch - sử dụng đến 10 mũi kim được gắn vào lò xo phía trong để có thể thao tác đâm hiệu quả hơn, thậm chí cách rút máu còn được áp dụng theo cơ chế làm nóng thân thiết bị.

Đinh nẹp


Công cụ này dành riêng cho bệnh thoát vị.

Nhận ra rằng cơ thể con người có khả năng lành sẹo nhanh hơn nếu ở trong điều kiện hỗ trợ thuận lợi, giới y học đã sáng chế ra một công cụ đối phó dành riêng cho bệnh thoát vị. Cụ thể, một khi những tổn thương trong cơ hoặc mô bước đầu được điều trị, các bác sỹ sẽ đưa vào bên trong đó một loại nẹp cố định, giữ như vậy trong vòng 1 tuần, có tác dụng định hướng các mô sẹo làm lành vết thương.

Cưa y tế


Thiết bị này có những đặc điểm có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi trùng và mầm bệnh trú ngụ, ẩn nấp.

Công tác cứu chữa người cũng từng chứng kiến rất nhiều ca khó khăn chưa có thuốc giải triệt để, cuối cùng khiến các bác sỹ phải quyết định cắt bỏ nó đi, theo đúng nghĩa đen, chẳng hạn như khi mắc bệnh lây nhiễm nặng. Từ thời kỳ chưa có thuốc kháng sinh cho tới thời đại ngày nay đã xuất hiện các loại vi khuẩn kháng thuốc, bệnh lây nhiễm luôn là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những quyết định nghe có phần dã man như trên. Dù vậy, những người thuộc ngành y lại thầm cảm ơn sự ra đời của nó mặc dù cách thức thực hiện vẫn luôn là một cảnh tượng hãi hùng và nổi da gà. Dù vậy, nực cười là những thiết bị cưa thường có những lưỡi dao xoáy, rãnh nhỏ và một vài đặc điểm khác có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi trùng và mầm bệnh trú ngụ, ẩn nấp.

Kẹp nghiền


Thiết bị này dùng điều trị các bệnh liên quan đến dạ con, buồng trứng hoặc trĩ.

Xuất hiện vào khoảng thế kỷ 19, thiết bị này có tác dụng điều trị các bệnh liên quan tới dạ con, khối u buồng trứng hoặc trĩ. Thiết kế vòng dây sẽ được đặt xung quanh phần cơ thể đang ngày càng phát triển không mong muốn, dần dần thắt chặt lại. Cuối cùng, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của bộ phận đó sẽ bị cản trở, khiến cho nó "rụng" ra. Phương pháp này đi kèm với rất nhiều đau đớn, đặc biệt là đối mặt với bệnh trĩ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, đó vẫn chưa thấm vào đâu so với cách thức cắt bỏ trực tiếp.

Công cụ rút tên


Dụng cụ giúp nhổ tên ra dựa vào cấu tạo khiến cho các thao tác rút được hiệu quả hơn.

Vào thập niên 1500, một bệnh nhân vô tình bị cung tên bắn trúng trong một sự kiện thể thao, nhưng khi đưa tới bệnh viện, các bác sỹ vẫn bình tĩnh, không vội vàng dùng tay rút ra vội. Trước tiên, họ cố định cán mũi tên vào đầu trung tâm một thiết bị trông giống như cái kéo. Nhưng tất nhiên, thay vì dùng để cắt, đây là dụng cụ giúp nhổ mũi tên ra dựa vào cấu tạo khiến cho thao tác rút được hiệu quả và dễ dàng hơn. Dù vậy, vẫn có một phần lưỡi sắc ở đầu cạnh của hai chiếc "càng", có tác dụng rạch một phần da xung quanh vết thương để việc di chuyển đầu mũi tên ra ngoài được suôn sẻ hơn (đánh đổi thêm một chút đau đớn).

Dụng cụ banh/mở rộng


Dụng cụ này liên quan đến việc kiểm tra, chẩn đoán cơ quan sinh sản của phụ nữ.

Trước khi chính thức được đưa vào sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học, đây là dụng cụ liên quan đến việc kiểm tra, chẩn đoán cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Vào những năm 1600, thiết kế của nó có nhiều nét trái ngược với một chiếc kẹp gắp. Cơ chế hoạt động bao gồm việc đưa đầu mở vào bên trong âm đạo, sau đó dần dần thao tác trục quay để mở rộng thêm ra.

Ống tiêm


Kích thước của nó dường như lớn hơn nhiều ống tiêm bây giờ.

Đương nhiên, dụng cụ này vẫn rất phổ biến ngay cả trong thời đại hiện nay, nhưng đây là một ngoại lệ, đặc biệt là vào những thời kỳ trước. Với cấu tạo chính gồm một thân ống dài, mảnh và cần bơm/hút, kích cỡ của nó dường như lớn hơn nhiều so với những kim tiêm bây giờ. Những năm 1500, nó được sử dụng chủ yếu để tiêm những thành tố thủy ngân điều trị bệnh giang mai, thường gặp ở những cặp đôi say mê nhau trên biển - nơi cách xa đất liền về cả khoảng cách lẫn môi trường hợp vệ sinh.

Tin tốt là mặc dù có kích thước to lớn nhưng nó khó mà dùng để sát thương được con người (nếu ai đó có ý định đâm lén sau lưng), còn tin xấu: mũi bơm được đưa thẳng vào trong ống niệu đạo, nhằm mục đích đưa thuốc đặc trị vào thẳng trực tiếp thông qua dương vật. Hơn nữa, đáng buồn thay, thường thì chính những nhân tố độc hại của thủy ngân là khiến người ta chết nhanh hơn cả khi vi khuẩn giang mai được tìm thấy và tiêu diệt hết...

Cập nhật: 21/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video