Cách sơ cứu khi không có dụng cụ y tế

Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.

>>> Sơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông
>>> Kỹ năng sơ cứu cơ bản cần biết

Khi gặp những tai nạn bất ngờ, bạn vẫn có thể thực hiện hầu hết các sơ cứu cơ bản mà không cần nhiều thiết bị y tế. Các bác sĩ của Firstaid hướng dẫn 6 bước sơ cứu trong các trường hợp khẩn cấp sau đây:

1. Rửa sạch tay

Không có hộp cứu thương, bàn tay sẽ là công cụ hỗ trợ đầu tiên quan trọng nhất. do đó chúng cần phải sạch sẽ. Bất cứ vết thương nào phá hủy cấu trúc da như vết cắt, trầy xước, bỏng... đều rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu không thể rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, bạn có thể dùng cồn hay các chất khử trùng khác trước khi tiến hành sơ cứu.


Ảnh: Firstaid

2. Rửa sạch vết thương dưới vòi nước

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rửa vết cắt hoặc vết xước bằng nước sạch cũng tốt như sử dụng các chất khử trùng khác. Bất kỳ loại xà phòng nào, kể cả không phải xà phòng diệt khuẩn vẫn có khả năng giết chết các loại vi khuẩn khác nhau. Sau đó, bạn không cần băng bó ngay mà chỉ cần dán băng cá nhân để bụi bẩn không xâm nhập vào vết thương là được.

3. Cầm máu bằng vải sạch

Không cần đến loại gạc đặc biệt nào để cầm máu. Khăn sạch hay vải áo thun là những dụng cụ cầm máu rất hiệu quả. Trong thực tế, nếu máu chảy nhiều, bạn không nên phí thời gian tìm hộp cứu thương mà hãy nhanh chóng tạo sức ép lên vết thương. Một khi máu đã ngừng chảy và vết thương được rửa sạch bạn có thể để nguyên như thế. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu mang theo băng vệ sinh sạch, bạn cũng có thể dùng để băng cầm máu. Thực tế, những chiếc băng vệ sinh Kotex đầu tiên vốn được dùng để băng bó vết thương trong quân đội.

4. Sử dụng bìa các tông nẹp xương gãy

Bìa các tông thường khá cứng. Trong trường hợp khẩn cấp, các nhân viên y tế vẫn sử dụng bìa cứng để nẹp các phần xương gãy.

5. Sử dụng gối để cố định phần xương mắt cá gãy

Vết thương ở bàn chân và mắt cá chân có thể được nẹp bằng cách quấn một cái gối quanh chân bị thương và cố định bằng băng keo.

6. Thực hiện CPR (hồi sức tim phổi)

CPR là sơ cứu cơ bản nhất. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân ngưng tim, chỉ cần thực hiện ép tim là đủ, không cần phải hô hấp nhân tạo. Một điều lưu ý là khi thực hiện CPR đối với trẻ em và trẻ sơ sinh vẫn cần đến hô hấp nhân tạo.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video