7 hố thẳm ấn tượng nhất thế giới

Dù có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, nhiều miệng hố độc đáo gây ấn tượng mạnh bởi độ sâu lên tới hàng trăm mét và đường kính tính bằng kilomet của chúng.

Mỏ Mir, Nga


Mỏ kim cương Mir ở Yakutiya sâu 525 m và có đường kính 1,2 km. Mỏ Mir được mở vào năm 1955 để đáp ứng nhu cầu từ ngành công nghiệp kim cương của Liên Xô. Mỏ lộ thiên này cho sản lượng hai triệu carat kim cương mỗi năm và đóng cửa vào năm 2001. (Ảnh: Sputnik/Aleksandr Utkin.)

Mỏ Kimberly, Nam Phi


Mỏ Kimberley rộng 500 m ở Nam Phi còn được gọi là "Hố Lớn", là kết quả của cơn sốt vàng ở trang trại của anh em nhà De Beers vào năm 1871. Hoạt động khai mỏ tại khu vực này kết thúc năm 1914 và nơi đây trở thành điểm thu hút khách du lịch từ thập niên 1960. (Ảnh: Wikipedia/Irene 2005.)

Cổng Địa ngục, Turkmenistan


Cổng Địa ngục ra đời năm 1971, khi các kỹ sư thăm dò dầu mỏ của Liên Xô tiến hành khoan tại khu vực gần Derweze, Turkmenistan, vì tin chắc có dầu dưới mặt đất. Mũi khoan làm nền đất sụp xuống, tạo thành miệng hố lớn, nơi khí gas tự nhiên phụt lên. Các nhà địa chất lo sợ khí gas sẽ gây hại cho người dân địa phương nên đã đốt hố nhằm ngăn khí gas lan rộng, nhưng không ngờ miệng hố vẫn bốc cháy đến tận ngày nay. (Ảnh: Wikipedia/Tormod Sandtorv).

Miệng hố Sedan, Mỹ


Miệng hố Sedan hình thành do một vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất diễn ra vào ngày 6/7/1962 tại Khu thử bom Nevada. Vụ thử hạt nhân làm bắn tung 12 triệu tấn đất vào không trung và tạo ra miệng hố sâu hơn 100 m, rộng 390 m. (Ảnh: Wikipedia/Chính phủ Liên bang Mỹ).

Di chỉ Moray, Peru


Moray là một di tích khảo cổ ở phía đông nam Peru, cách Cuzco 50 km về hướng đông bắc, do nền văn minh Inca xây dựng. Công trình bao gồm nhiều hố lõm hình tròn nối với nhau bằng những bậc thang. Hố lớn nhất sâu khoảng 150 m. Người Inca có thể sử dụng chúng để nghiên cứu nông nghiệp. (Ảnh: Wikipedia/Philipp Weigell).

Hố xanh lớn, Belize


Hố xanh lớn là một hố sụt dưới nước ở ngoài khơi Beliza. Hố rộng 300 m và sâu 125 m, là hố sụt dưới nước lớn nhất thế giới. Nó hình thành trong những sự kiện băng hà cách đây hơn 150.000 năm. (Ảnh: Flickr.)

Miệng hố Vredefort, Nam Phi


Miệng hố Vredefort xuất hiện khi một thiên thạch đâm xuống Trái Đất cách đây khoảng hai tỷ năm. Đây là miệng hố ra đời do va chạm lớn nhất được ghi nhận trên Trái Đất. Theo các nhà nghiên cứu, nó có đường kính 300 km khi mới hình thành. (Ảnh: Wikipedia/Julio Reis).

Cập nhật: 23/03/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video