Hố sụt sâu hút như hang động không đáy ở Trung Quốc

Hố sụt do các nhà khoa học Trung Quốc và Pháp tìm thấy ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, sâu tới 420 m, gần gấp đôi mức thông thường.

Theo International Business Times, hố sụt được phát hiện trong chuyến thám hiểm 8 ngày bắt đầu từ hôm 26/2. Hố sụt này trải dài 16,5km, bên trong có nhiều thác nước, sông hồ và cột măng đá. Thông thường, các hố sụt thường sâu khoảng 250m. Hố sụt lớn cỡ này rất hiếm thấy ở Trung Quốc.


Hố sụt khổng lồ mới được phát hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua).

Nhóm nghiên cứu phát hiện nhiều loài động vật sống bên trong hố sụt, bao gồm dơi và rắn. Họ còn tìm thấy một số động vật không xương sống chưa thể nhận dạng.

Hố sụt lớn nhất trước đó ở tỉnh Quảng Tây tên Dashiwei, rộng 420m và sâu 613m. Dưới đáy hố là khu rừng rộng hơn 10.000m2. Năm 2003, Dashiwei trở thành bảo tàng hang động để công chúng tham quan. Xiaozhai, hố sụt lớn nhất thế giới hiện nay, được tìm thấy tại Trùng Khánh ở đầu nguồn sông Dương Tử, sâu 660 m và có sức chứa 119 triệu mét khối.

Hố sụt thường xuất hiện ở những khu vực đá vôi. Xét về mặt địa chất, hố sụt là sự sụt lún của lớp đất bề mặt do một loại đá dễ hòa tan phân rã ở độ sâu lớn như đá vôi, đá phấn hoặc thạch cao. Các hố sụt rất phổ biến ở Trung Quốc. Số lượng của chúng tăng từ 54 hố năm 2007 đến 94 hố năm 2009. Tháng 8/2012, 99 hố sụt xuất hiện ở Bắc Kinh chỉ trong 22 ngày.

Cập nhật: 08/03/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video