9 khám phá khảo cổ đang "đi đường quyền" với khoa học, đến giờ vẫn chưa ai giải thích được

Trái đất ra đời từ 4,5 tỉ năm trước. Với lịch sử lâu đời như vậy, có rất nhiều bí ẩn trong quá khứ mà đến giờ chúng ta vẫn chưa thể tìm ra.

Con người hiện đại xuất hiện từ 200.000 năm trước, nhưng chỉ trở nên phát triển vượt bậc trong khoảng vài trăm năm gần đây. Với lịch sử lâu đời như vậy, có rất nhiều di tích, cổ vật được giới khảo cổ tìm thấy nhưng khoa học chẳng cách nào giải thích được sự tồn tại của chúng.

1. Xác ướp chim khổng lồ

Chim Moa là một loài chim khổng lồ của New Zealand. Chúng không biết bay, và được cho là đã tuyệt chủng từ 1500 năm trước vì bị người Mãori săn đuổi quá mức.

Nhưng đến thế kỷ 20, khoa học bỗng tìm ra một thứ không ai giải thích được. Đó là một bộ móng khổng lồ của chim Moa, mà không hiểu bằng cách nào đã được bảo quản một cách cực kỳ hoàn hảo suốt hàng thế kỷ trôi qua.

2. Đền thờ Saksaywaman, Peru

Khu phức hợp đền thờ Saksaywaman đến nay vẫn là một bí ẩn với khoa học. Khu đền này được xây dựng bằng đá, được xếp hoàn hảo đến mức không cần đến một giọt vữa hồ vẫn đứng vững qua thời gian. Hơn nữa, mỗi viên đá đều có bề mặt nhẵn nhụi, mài giũa tử tế, bo tròn các góc.

Quá trình xây dựng khu đền này như thế nào, giờ vẫn chưa ai rõ.

3. Cổng Mặt trời, Bolivia

Cổng Mặt trời tọa lạc ở Tiwanaku - thành phố cổ tại Bolivia. Các nhà khảo cổ tin rằng cánh cổng này được xây dựng vào thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, là trung tâm của một đế chế khổng lồ. Tuy nhiên, lý do người xưa làm ra cánh cửa này thì khoa học vẫn chưa thể rõ, dù có giả thuyết cho rằng nó liên quan đến các hoạt động chiêm tinh hoặc thiên văn.

4. Ngọn tháp chưa hoàn thiện tại Ai Cập

Đây là một ngọn tháp hình bút (bút tháp - obelisk), được tìm thấy tại Ai Cập. Theo các nhà khảo cổ tìm hiểu, ngọn tháp này được đục đẽo từ một khối đá lớn, nhưng đã bị nứt vỡ trong quá trình thực hiện.

Rốt cục, người Ai Cập xưa đã để nguyên ngọn tháp với tình trạng như vậy, mãi mãi không được hoàn thiện, và mãi mãi không ai hiểu mục đích tạo ra nó là gì.

5. Thành phố chìm trong nước Yonaguni, Nhật Bản

Thành phố cổ Yonaguni được tình cờ tìm ra trong một chuyến thám hiểm của Kihachiro Aratake - huấn luyện viên lặn biển.

Nguồn gốc và ý nghĩa của thành phố này đã khiến khoa học đau đầu trong thời gian rất dài. Các tảng đá tạo nên thành phố này dường như đã chìm trong nước từ 10.000 năm trước - nghĩa là rất lâu trước khi người Ai Cập tạo ra kim tự tháp đầu tiên.

Vấn đề là theo kiến thức khoa học thì trong khoảng thời gian đó, loài người vẫn còn sinh sống trong các hang động, sống bằng rau dại chứ thậm chí còn chưa thể săn bắt. Họ chắc chắn không thể xây dựng cả một thành phố bằng đá như vậy, nên nguồn gốc của thành phố này vẫn khiến khoa học cảm thấy khó hiểu.

6. Vùng đất của người chết, Pakistan

Mohenjo-daro (mảnh đất của người chết) là một thành phố cổ của Pakistan, và sự sụp đổ của nó khiến giới khoa học cảm thấy bối rối suốt hàng chục năm qua.

Năm 1922, nhà khảo cổ học Ấn Độ R. D. Banerji đã tìm ra tàn tích của thành phố này trên một hòn đảo tại sông Indus. Vấn đề là tại sao nó lại sụp đổ? Những người từng sống tại đây thì sao? Rất nhiều cuộc thám hiểm đã được thực hiện, nhưng chưa ai tìm ra câu trả lời.

7. Khu khảo cổ tại Canada - Columbus có phải người tìm ra châu Mỹ?

Di chỉ khảo cổ L'Anse aux Meadows được xác định do người Viking tạo ra vào hàng ngàn năm trước. Mà vấn đề là như vậy có nghĩa những người Scandinavia (Bắc Âu) đã tìm ra châu Mỹ từ trước khi Christopher Columbus ra đời cả ngàn năm.

8. Hang Longyou, Trung Quốc

Những hang động này là một hệ thống quần thể hang động nhân tạo lớn bằng sa thạch, được tạo ra bằng bàn tay con người. Và một công việc khó khăn như vậy sẽ cần sự tham gia của hàng ngàn người. Tuy nhiên, không có một chút tin tức nào đề cập đến các hang động này, hoặc các phương pháp được sử dụng để xây dựng chúng, ở bất cứ nơi nào trong các ghi chép lịch sử.

9. Đường hầm thời đồ đá

Việc phát hiện ra một mạng lưới đường hầm ngầm rộng lớn, trải dài khắp châu Âu từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy các cộng đồng thời đồ đá không chỉ đơn giản là những người chỉ biết săn bắn hái lượm. Nhưng mục đích thực sự của các đường hầm vẫn còn là một bí ẩn. Một số nhà nghiên cứu tin rằng chúng được sử dụng như là hệ thống bảo vệ để chống lại kẻ săn mồi, trong khi những người khác tin rằng nó cung cấp một cách để đi du lịch xung quanh an toàn, giúp người thời đó thoát khỏi sự khắc nghiệt của thời tiết và các cuộc xung đột.

Cập nhật: 25/06/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video