Những luật kỳ quặc nhất hành tinh

Cấm bơ màu vàng, trả lại vợ nếu không còn trinh, cấm chết trong tòa nhà quốc hội... là những luật kỳ quái nhất ở vài quốc gia trên thế giới.

Trả lại vợ mới cưới nếu không còn trinh


Ảnh minh họa: wedalert.com

Nếu việc trả vợ diễn ra ở một nước Hồi giáo, có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên. Tuy nhiên, luật trả vợ từng tồn tại ở đất nước Brazil nổi tiếng với những lễ hội "nóng bỏng". Từ năm 1916 đến 2002, người chồng có thể trả lại tân nương về nhà bố mẹ đẻ trong vòng 10 ngày sau khi cưới nếu phát hiện cô ấy mất trinh trước khi kết hôn. Có lẽ những người đàn ông Brazil đều nghĩ rằng ảnh người đẹp trên tấm bưu thiếp nổi tiếng về các bãi biển của Rio de Janeiro đều là trinh nữ. (Gần đây, Brazil cũng cấm in hình phụ nữ mặc bikini trên những tấm bưu thiếp).

Mỹ cấm bơ màu vàng

Nếu bạn mua bơ thực vật màu vàng ở bang Missouri, Mỹ thì bạn đang phạm pháp. Chính quyền Missouri bắt đầu ban hành điều luật này từ thế kỷ 19 nhằm hạn chế hoạt động tiêu thụ bơ giả. Ngày nay luật đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, nếu nhà chức trách phát hiện một cửa hàng hay một đại lý kinh doanh bơ lậu, chủ cửa hàng có thể đối mặt với án tù 1 tháng. Họ sẽ lĩnh án tù 6 tháng và nộp khoản tiền phạt 500 USD nếu tái phạm.

Bộ Nông nghiệp bang sẽ thi hành án phạt. Tuy vậy, các quan chức không nhớ rõ ai là người cuối cùng phải nộp phạt vì tội này.

Cấm sử dụng Ovaltine và Marmit

Đan Mạch ban hành lệnh cấm sử dụng sản phẩm Ovaltine và Marmit vì lo ngại người dân sẽ tiêu thụ quá nhiều vitamin khi dùng các loại đồ ăn tăng cường chất bổ.

Cấm thuốc lá nhưng cho phép hút cần sa

Luật kỳ lạ này, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2008, ở Hà Lan từng khiến cảnh sát lúng túng khi xử phạt một người đàn ông trộn lẫn hai chất vào cùng một điếu thuốc và hút. Cảnh sát sẽ trừng phạt nặng nếu họ gặp ai đó hút thuốc lá trong quán cà phê hay nhà hàng, nhưng nếu bạn hút cần sa thì không sao.

Xác cá voi là tài sản của vua


Quy đinh kỳ quặc về sở hữu cá voi chết tại Anh. (Ảnh: blogspot.com)

Năm 1324, Hoàng gia Anh quy định nếu một con cá voi chết trên bờ biển nước này, phần đầu con cá sẽ thuộc về nhà vua còn phần đuôi thuộc về nữ hoàng. Luật này có nhiều lỗ hổng. Năm 2004, ngư dân Robert Davies thấy xác một cá voi trên bờ biển và cảnh sát đã điều tra vụ việc. Sau đó, ông báo cho Hoàng gia rằng ông đã bắt được một con cá tầm. Hoàng gia cho phép ông sở hữu con cá mà không biết rằng ông đã lừa họ.

Cấm chết trong tòa nhà Quốc hội

Chính phủ Anh cấm người mọi người chết trong tòa nhà Quốc hội vì là nó thuộc cung điện Hoàng gia. Nếu ai đó không may tử nạn ở đây, họ sẽ hưởng một lễ tang cấp nhà nước. Vì vậy, nếu bạn có dấu hiệu nhỏ về sức khỏe, họ sẽ nhanh chóng đưa bạn ra khỏi tòa nhà. Mặc dù vậy, chủ tịch Hạ viện Anh cho biết, những người làm việc tại nhà Quốc hội nói rằng luật này không hề tồn tại trong các văn bản pháp luật.

Phạt vi phạm giao thông theo thu nhập của công dân


Anssi Vanjoki phải chịu án phạt tiền lớn nhất do quy định luật pháp kỳ lạ ở Phần Lan

Ở Phần Lan, cảnh sát tính tiền phạt những người vi phạm luật giao thông theo phần trăm mức thu nhập gần nhất của người vi phạm. Tháng 1/2002, Anssi Vanjoki, giám đốc của của công ty Nokia tại Phần Lan, đã phải chịu án phạt đắt nhất với 12.500.000 USD vì phóng xe quá tốc độ cho phép. Sau khi Vanjoki kháng án phạt và yêu cầu điều tra lại, số tiền ông phải nộp giảm xuống còn 103.600 USD. Nhưng đó vẫn là mức tiền phạt cao nhất trong lịch sử.

Ả Rập Saudi cấm toàn bộ các loại mặt nạ hóa trang

Theo đó, từ năm 2013, chính quyền Ả Rập Saudi đã cấm việc nhập khẩu và buôn bán mặt nạ Guy Fawkes xuất hiện trong bộ phim "V for Vendetta". Đây là một trong nhiều luật cấm kỳ lạ mà không phải du khách nào cũng biết.

Cấm sử dụng chổi cạo râu

Saint Lucia cấm sử dụng chổi cạo râu được sản xuất ở Nhật Bản do vụ tai tiếng liên quan đến virus bệnh than vào đầu thế kỷ 20.

Cấm trò chơi điện tử

Vào năm 2000, chính phủ Trung Quốc ban lệnh cấm chơi các trò điện tử có bảng điều khiển để ngăn chặn trẻ em mải chơi quên học.

Cấm ngày lễ tình nhân

Ả-rập Saudi tin rằng ngày lễ Valentine sẽ ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo đạo Hồi của người dân nên đã ban hành lệnh cấm ngày Lễ Tình nhân. Do đó, để đảm bảo chắc chắn người dân không bí mật gửi quà Valentine cho nhau, chính phủ yêu cầu mọi cửa hàng hoa và quà lưu niệm gỡ bỏ toàn bộ đồ có màu đỏ hoặc liên quan tới biểu tượng tình yêu trong ngày 14/2 hàng năm.

Cấm cắt tóc

Chính phủ Iran ra lệnh cấm cắt tóc theo văn hóa phương Tây. Trong đó, những kiểu tóc bị cấm tại quốc gia này như tóc đuôi ngựa, tóc dựng ngược... Các tiệm cắt tóc nam vi phạm luật cấm này có thể bị lãnh án phạt đóng cửa trong nhiều năm.

Cấm phong cách thời trang Emo

Nga cấm người dân mặc trang phục theo phong cách thời trang Emo. Theo chính phủ Nga, thời trang Emo đi kèm văn hóa Emo sẽ dễ khiến các bạn trẻ bị kích động và dẫn đến những hành vi không làm chủ được bản thân

Cấm phim Avatar bản 2D

Trung Quốc cấm chiếu bộ phim Avatar bản 2D trên toàn lãnh thổ vì lo ngại những tình tiết nổi dậy, bạo động trong bộ phim có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và cách hành xử của người dân.

Cấm các mặt hàng đã qua sử dụng

Nếu bạn quyết định bắt đầu bán đồ cũ ở Canada, bạn sẽ phải nghiên cứu cẩn thận một danh sách dài các lệnh cấm và khuyến nghị.

Danh sách hàng hóa không bị cấm hoàn toàn nhưng vẫn có thể gây ra một số vấn đề rất lớn như: Xe đẩy, đèn sân vườn, rèm lưới, mũ bảo hiểm khúc côn cầu và máy nghe nhạc MP3...

Nệm đã qua sử dụng, bao gồm cả nệm bơm hơi và túi ngủ, cũng có những quy định đặc biệt. Chúng chỉ có thể được đưa vào quốc gia có giấy chứng nhận xác nhận rằng mặt hàng đã được làm sạch và khử trùng.

Cấm kem chống nắng

Hawaii đã đưa ra các lệnh cấm khác nhau liên quan đến hóa chất trong kem chống nắng. Oxybenzone và octinoxate bị cấm vào năm 2018, avobenzone và octocrylene bị cấm vào năm 2021. Những hóa chất này được cho là một trong những yếu tố góp phần phá hủy các rạn san hô.

Các sản phẩm có chứa dầu hỏa và titanium dioxide, những chất có hại cho sinh vật biển vẫn nằm trong danh sách các thành phần không được khuyến khích sử dụng.

Cấm bóng bay trên gậy

Gậy bóng bay hiện đã bị cấm ở tất cả các nước EU bắt đầu từ tháng 7 năm 2021. Lệnh cấm này khá hợp lý vì thành phần của chúng không khác gì những món đồ nhựa nhỏ khác, dù có thể tái chế nhưng hiếm khi được cho vào thùng cần thiết.

Cấm nắm tay cửa

Bắt đầu từ tháng 3 năm 2014, ở Vancouver, Canada, người ta cấm lắp đặt tay nắm cửa tròn ở cửa trước. Luật này nhằm bảo vệ quyền của người lớn tuổi và người khuyết tật, vì họ có thể gặp khó khăn khi cầm nắm và vặn loại núm này.

Cấm viên nén cà phê nhựa

Các nhà chức trách ở thành phố Hamburg của Đức là những người đầu tiên quyết định rằng tác hại đối với môi trường do viên nang cà phê dùng một lần không đáng để chúng ta trải nghiệm sự tiện lợi khi sử dụng chúng.

Công dân được phép sử dụng những viên nang này với máy pha cà phê tại nhà của họ nhưng việc sử dụng chúng đã bị cấm trong các tổ chức nhà nước kể từ năm 2016.

Cấm sản phẩm mỹ phẩm có hạt siêu nhỏ

Các hạt nhựa nhỏ có thể được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm: từ tẩy tế bào chết, sữa tắm đến kem đánh răng. Các hạt này được rửa sạch bằng nước và đi vào hệ thống nước thải. Từ đó, chúng đi vào sông, hồ và đại dương qua các bộ lọc, vì chúng quá nhỏ nên rât có thể xâm nhập vào cơ thể của cá, rùa và hải âu cùng với thức ăn.

Các lệnh cấm đối với sản phẩm mỹ phẩm có hạt siêu nhỏ có ở một số quốc gia, bao gồm: Canada, Vương quốc Anh, Ý và Thụy Điển.

Cấm hộp đựng thực phẩm bằng nhựa

Chính phủ Australia đã đưa ra quyết định rằng bắt đầu từ năm 2021, họ sẽ cấm bán thực phẩm mang đi trong các hộp nhựa làm từ polystyrene mở rộng. Lý do là để bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta.

Các nhà lập pháp Australia cảnh báo rằng đây mới chỉ là bước đầu tiên và họ sẽ sớm bắt đầu áp dụng các quy định cấm cốc dùng một lần có nắp đậy, túi nhựa và tăm bông có thân bằng nhựa.

Cập nhật: 07/07/2021 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video