Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.
Những điều cần lưu ý và cần tránh khi tặng tiền lì xì
- 1. Bao lì xì nên để số tiền chẵn để tượng trưng cho ý nghĩa tốt lành
- 2. Nhét tiền mới trong phong bao lì xì
- 3. Không sử dụng bao lì xì cũ
- 4. Chỉ sử dụng phong bao màu đỏ
- 5. Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng
- 6. Luôn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì
- 7. Nhận bao lì xì bằng 2 tay
- 8. Những người đã làm ra tiền nên lì xì cho người khác
- 9. Số tiền trong phong bao tránh con số 4
- 10. Không dán kín bao lì xì
- 11. Không vòi vĩnh lì xì
- Cách lì xì độc đáo
Lì xì là một phong tục lâu đời và ý nghĩa của Việt Nam. Sáng mùng 1, con cháu sẽ gửi lời chúc tốt đẹp cho người lớn, người lớn trong nhà sẽ gửi những bao bao lì xì mừng tuổi cho con cháu trong nhà như một cách trao lộc đầu năm. Tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm.
1. Bao lì xì nên để số tiền chẵn để tượng trưng cho ý nghĩa tốt lành
Để số lượng tiền chẵn bên trong phong bao lì xì vào dịp Tết mang ý nghĩa may mắn hơn là tiền lẻ. Nhiều người vẫn quan niệm rằng "điều tốt luôn đi đôi", do vậy, số chẵn là tượng trưng cho những con số tốt lành. Tiền đặt trong bao lì xì phải là số chẵn.
Những năm gần đây, thay vì lì xì theo những số chẵn 50.000 đồng,100.000 đồng,... thì nhiều người hiện nay thích lì xì theo những con số may mắn. Chẳng hạn như số 6 có nghĩa là "Lộc" hoặc số 8 có nghĩa là "Phát" – làm ăn phát đạt; hay số 10 có nghĩa là hoàn hảo,....
Một vài con số khác như 168 có ý nghĩa là "Phát lộc phát tài"; 188 có số 8 tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Số 188 lặp lại số 8 hai lần ý bảo "Mau chóng phát lộc phát tài".
1001 là "độc nhất vô nhị", muốn bảo người nhận lì xì là duy nhất, không ai có thể thay thế.
40 nghìn đồng hoặc 400 nghìn đồng là những con số không nên đặt trong phong bao lì xì. Trong phong thủy, số 4 liên quan đến chữ “tử” nghĩa là cái chết, được coi là không may mắn.
Bao lì xì nên dùng màu đỏ.
2. Nhét tiền mới trong phong bao lì xì
Sử dụng tiền mới đại diện cho một sự khởi đầu tươi mới. Nó thể hiện sự thành tâm cầu chúc cho trẻ em, người già một năm mới tràn ngập những điều tốt đẹp, bỏ lại sau lưng những việc không hay của năm cũ.
3. Không sử dụng bao lì xì cũ
Nhiều chị em hay giữ lại phong bao lì xì của con để tái sử dụng vào năm sau. Đó là lí do năm nay là năm con Khỉ mà có thể bạn nhận được phong bao con Ngựa hay con Dê, thậm chí còn in hẳn số năm rõ ràng. Điều này là một sự thiếu tôn trọng khi bạn đem đồ cũ tặng trong năm mới, cũng như không coi trọng người nhận.
Không nên mở bao lì xì trước mặt người tặng.
4. Chỉ sử dụng phong bao màu đỏ
Theo truyền thống, màu đỏ mang năng lượng dương, là biểu tượng của hạnh phúc, may mắn và tài lộc. Trong dịp năm mới, từ nhà cửa, đồ trang trí, món ăn, quần áo,...mọi người đều chọn màu đỏ để hòa hợp với khí trời đầu xuân.
Trên thực tế, ý nghĩa của việc tặng bao lì xì là chiếc phong bao màu đỏ, chứ không phải tiền bạc bên trong. Vì vậy, hãy lựa đúng màu sắc phong bao may mắn. Bạn đừng cố chơi trội khi mua những loại bao lì xì màu sắc khác lạ.
5. Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng
Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Tương tự như vậy, bạn nên dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng. Đã có không ít trường hợp cả hai bên phụ huynh đều xấu hổ khi bé vùng vằng vì tiền lì xì quá ít.
6. Luôn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì
Phong bao lì xì cần được chuẩn bị sẵn để tiện lì xì, tránh trường hợp gặp người bất chợt và muốn lì xì nhưng lại không có hoặc lúc đó mới bắt đầu đi kiếm phong bao lì xì.
7. Nhận bao lì xì bằng 2 tay
Luôn luôn nhận phong bao từ người khác bằng cả hai tay để bày tỏ lòng cảm ơn và trân trọng. Thật bất lịch sự khi dùng một tay để nhận phong bao từ người khác.
Nếu bạn là người chưa có gia đình thì cũng không nhất thiết phải lì xì cho người khác.
8. Những người đã làm ra tiền nên lì xì cho người khác
Theo truyền thống, nếu bạn là người đã bắt đầu làm ra tiền, đó là thời điểm bạn bắt đầu trải nghiệm việc sẽ lì xì cho người khác. Đây là cách bạn chia sẻ điều phước lành trong năm của mình cho người thân, bạn bè đồng thời đón nhận những may mắn trong năm mới từ người khác. Thực chất là quy luật cho và nhận mà ta nên tuân theo.
Thông thường, số tiền lì xì phụ thuộc vào thu nhập của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa có gia đình thì cũng không nhất thiết phải lì xì cho người khác.
9. Số tiền trong phong bao tránh con số 4
40 nghìn đồng hoặc 400 nghìn đồng là những con số không nên đặt trong phong bao lì xì. Trong phong thủy, số 4 liên quan đến chữ “tử” nghĩa là cái chết, được coi là không may mắn. Con số thích hợp nên đặt trong bao lì xì là 8.
10. Không dán kín bao lì xì
Phong bao lì xì không dán kín giúp người nhận có thể mở dễ dàng, điều này có thể mang đến một năm an nhàn, thuận lợi, may mắn trong cả cuộc sống gia đình và công việc. Do vậy phong bao lì xì không nên dán kín tránh việc tạo khó khăn cho người nhận.
11. Không vòi vĩnh lì xì
Việc vòi thêm lì xì từ ông bà, cha mẹ, người thân là bất kính cùng với đó là làm mất đi ý nghĩa truyền thống của bao lì xì ngày đầu năm.
Cách lì xì độc đáo
Thay vì người lớn sẽ lì xì cho trẻ em rồi nhận lại những lời chúc may mắn thì sẽ đổi mới bằng cách tạo ra trò chơi, ai thắng sẽ được lì xì. Hoặc là bốc thăm lì xì, hái lì xì trên cây mai, cây đào,...
Lì xì không phải tiền
Ngoài tiền mặt, có thể lì xì bằng voucher, chuyến du lịch, trang sức, đá quý,...
Lì xì qua các ứng dụng điện tử
Lì xì qua các ứng dụng điện tử như hiện nay đã quá phổ biến, không có gì xa lạ. Cách này vừa nhanh, hiện đại lại còn rất phù hợp với giới trẻ.