9 phát minh y tế mới sẽ cách mạng hóa việc chữa bệnh

Nhiều đột phá lớn của các nhà nghiên cứu vào năm 2013 đã sẵn sàng được đưa ra hoặc hoàn thành vào năm 2014, mang lại hy vọng cho bệnh nhân ung thư máu, viêm gan C, người mù...

Cùng với hàng loạt nghiên cứu được thực hiện trong những năm qua, năm 2014 này hy vọng các nhà nghiên cứu có thể khám phá ra nhiều hơn nữa để tìm ra phương pháp chữa trị, khắc phục vấn đề sức khỏe.

Theo báo cáo của Health Line, dưới đây là một số sáng kiến trong lĩnh vực y tế đã sẵn sàng được thực hiện trong năm 2014.

1. Phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư máu

Ung thư luôn luôn là căn bệnh đáng sợ, có tỷ lệ tử vong cao. Và loại ung thư ám ảnh khá nhiều người là ung thư máu.

Ung thư máu ảnh hưởng đến sự sản sinh và chức năng của tế bào máu. Hầu hết bệnh ung thư bắt đầu trong tủy xương, nơi máu được sản xuất. Các tế bào máu bất thường hay tế bào ung thư, ngăn chặn máu thực hiện các chức năng của mình (như chống lại nhiễm trùng hoặc ngăn ngừa chảy máu nghiêm trọng).

Một nghiên cứu vào năm 2013 tìm thấy loại thuốc mới cho bệnh nhân ung thư máu. Thuốc này mới được phát triển và dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2014. Thí nghiệm được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu đã cho thấy thuốc này có thể hiệu quả tốt với 71% bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mãn tính (CLL). Nó có thể giết chết tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. Không chỉ vậy, thuốc này cũng gây ra ít tác dụng phụ ở bệnh nhân.

2. Tia sáng mới cho bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Nhồi máu cơ tim còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào mà không hề báo trước.

Từ những năm 1970, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đã giảm ở nhiều nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, bệnh lại tăng nhanh ở nước có thu nhập thấp và trung bình.

Để xác định nguy cơ của một người bị bệnh tim, các nhà nghiên cứu thường sử dụng cholesterol như một chỉ thị. Nhưng bây giờ họ đã tìm thấy một dấu hiệu mới được gọi là TMAO (trimethylamine N-oxit). Dấu hiệu này rất hiệu quả để chỉ ra nguy cơ bệnh tim ở tất cả mọi người. TMAO là sản phẩm phụ của vi khuẩn trong ruột, nó có thể cung cấp manh mối quan trọng liên quan đến nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

3. Nội soi rẻ hơn

Đối với người bị ung thư ruột già, thực hiện một ca nội soi là điều tất nhiên. Nội soi đại tràng được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong đại tràng và trực tràng.

Trong nội soi đại tràng, một ống dẻo dài (colonoscope) được đưa vào trực tràng. Một máy quay phim nhỏ ở đầu ống cho phép bác sĩ quan sát bên trong của toàn bộ đại tràng. Nếu cần thiết, các loại mô bất thường có thể được loại bỏ thông qua nội soi đại tràng.

Nội soi kiểm tra ung thư tiêu tốn rất nhiều tiền. Một trong số lý do đó là vì nội soi được thực hiện bởi các chuyên gia. Nhưng các nhà nghiên cứu tìm thấy một giải pháp cho việc này. Họ đã tạo ra một chương trình máy tính mới, có thể giúp bệnh nhân làm nội soi đại tràng mà không cần sự giúp đỡ của chuyên gia. Công cụ này sẽ được giới thiệu vào năm 2014 và có thể được vận hành bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bằng cách này, bệnh nhân vẫn nhận được những lợi ích tương tự với giá thấp hơn.


Nhiều nghiên cứu mới trong ngành y tế đã sẵn sàng được đưa ra hoặc thử nghiệm trong năm 2014. (Ảnh minh họa: medicmagic)

4. Thuốc để phòng ngừa suy tim

Suy tim và nhồi máu cơ tim là kẻ giết người hàng loạt đang diễn trên toàn thế giới. Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể.

Suy tim là tình trạng phổ biến, điều trị tốn kém và có khả năng gây chết người ở các nước đang phát triển. Khoảng 2% người lớn bị suy tim, nhưng những người trên 65 tuổi thì tỷ lệ này tăng lên 6-10%.

Hầu hết mọi người không thể cứu chữa khi có một cơn đau tim và suy tim. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một bước đột phá lớn, thậm chí là bước tiến xa trong suốt 20 năm qua, cụ thể là một loại thuốc có tên gọi Serelaxin. Thuốc này là phiên bản tổng hợp của một hormone tự nhiên của con người, giúp lưu thông máu khắp cơ thể khi có một cơn đau tim và suy tim. Các loại thuốc này cũng làm giảm viêm, giảm gây tổn thương đến thận, gan và tim.

5. Cấy ghép vi sinh vật trong phân

Clostridium difficle hay C.diff là một trong những loại nhiễm trùng dạ dày có thể gây chết người. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã ngăn chặn nó bằng kháng sinh.

Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu phát hiện ra một cách khác. Theo cách này, các nhà nghiên cứu đã chuyển vi khuẩn có trong phân vào trong ruột của những người khỏe mạnh. Từ đây có thể cân bằng sự phát triển của vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Phương pháp này được dùng để chữa bệnh C.diff.

6. Một kỷ nguyên mới trong điều trị viêm gan C

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus viêm gan C (HCV). Các nhiễm trùng thường không có triệu chứng, nhưng nhiễm trùng mãn tính có thể để lại sẹo trong gan và cuối cùng là xơ gan. Trong một số trường hợp, người bị xơ gan sẽ tiếp tục phát triển thành suy gan, ung thư gan và giãn tĩnh mạch dạ dày.

HCV lây lan chủ yếu qua máu. Ước tính có 150-200 triệu người trên thế giới bị nhiễm viêm gan C. Nhiễm trùng này có thể được điều trị bằng thuốc. Mỗi năm có khoảng 50-80% số người điều trị được chữa khỏi. Hiện không có thuốc chủng ngừa viêm gan C.

Từ những năm 1990, bệnh nhân viêm gan C phải điều trị trong khoảng vài tháng và thậm chí bị dị ứng với các loại thuốc chữa trị. Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra loại thuốc mới mang tên Sofosbuvir, có thể được sử dụng trên tất cả loại viêm gan C. Các thuốc vẫn đang được phát triển thêm và có thể sẽ được phê duyệt trong năm 2014. Loại thuốc này hiệu quả hơn 90% và gây ra tác dụng phụ ít hơn so với loại thuốc trước đây.

7. Cấy ghép để giảm động kinh

Động kinh là một nhóm rối loạn thần kinh lâu dài, đặc trưng bởi cơn động kinh. Các cơn co giật do động kinh có xu hướng tái diễn và không có nguyên nhân trực tiếp.

Bệnh nhân động kinh luôn khó khăn để kiểm soát bản thân khi bệnh phát ra. Ngay cả dược phẩm cũng không thể giúp họ chữa khỏi. Để hạn chế, ngoài thuốc bệnh nhân động kinh có thể chọn cách phẫu thuật, nhưng rủi ro là rất lớn, hơn nữa lại đắt tiền và thường không có nhiều trợ giúp.

Mới đây, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã tìm thấy một công nghệ mới để giúp những người bị bệnh động kinh. Họ phát minh ra một công cụ có thể cấy vào da của bệnh nhân. Công cụ này sau đó sẽ ghi lại mô hình sóng não thông qua các điện cực gắn vào não. Khi bệnh nhân trải qua cơn động kinh, một dòng điện sẽ được truyền vào và ngăn chặn các cuộc tấn công thần kinh.

8. Thử nghiệm mới để loại bỏ các khối u

Ngày nay, những người có khối u phải trải qua các điều trị phiền phức. Nhưng một thử nghiệm mới dựa trên gen đã tìm ra cách giúp các bác sĩ xác định điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Với thử nghiệm mới nhất này, bác sĩ có thể xác định một bệnh nhân cần trải qua điều trị nào, hóa trị hay xạ trị thông qua các phân tích gen trong khối u của bệnh nhân. Hơn nữa, thí nghiệm này còn dự đoán được ung thư là nguy hiểm hay không.

9. Mắt điện tử cho người mù

Một trong những bệnh về mắt rất nghiêm trọng, gây ra bởi di truyền là viêm võng mạc sắc tố. Bệnh này ảnh hưởng đến nhiều người từ khi còn nhỏ. Hầu hết sẽ trở nên mù ở tuổi trưởng thành hoặc sau khoảng 40 năm.

Sau 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra công nghệ có thể giúp bệnh nhân, đó là mắt điện tử. Theo đó, các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện cấy ghép trên võng mạc của bệnh nhân, từ đó giúp họ nhìn tốt hơn. Mặc dù nó có thể không hoàn toàn phục hồi thị lực, nhưng công nghệ này giúp bệnh nhân xác định chuyển động, ánh sáng và bóng tối, vị trí của con người và các đối tượng.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video